![]() |
||
Thư Từ Liên Lạc tháng 3/2017 Email ngày 2/3/2017-8:17pm của TH Nguyễn Đức Chí. Xin gửi đến quý bạn bài viết dưới đây xem cho vui THỰC TẾ ẢO Cái Không có thực mà chúng ta cảm nhận là có thực là do giác quan cảm nhận rồi truyền lên óc hay đúng ra là tâm để cảm nhận, và tâm cho đó là thực. Cái thực đó chỉ là do nhận thức cái không có thực. Thí dụ con chó cảm nhận được siêu âm thì đối với con chó siêu âm là có thực, nhưng chúng ta không cảm nhận được siêu âm, như vậy trên nguyên tắc đối với chúng ta siêu âm không có thực. Nhưng chúng ta lại dùng lý luận, khoa học để chứng minh làm cho ta nhận thức là siêu âm có thực. Ngày nay nhờ dùng máy vi tính chúng ta đã có người máy tạo ra những cảm giác truyền lên óc chúng ta để ta cảm nhận là cảm giác đó có thực do con người bằng xương bằng thịt tạo ra. Trên thực tế chỉ là điện thế tạo ra, mà điện thế là do Năng lượng đen tạo ra. Còn mô phỏng (simulation) của các cảm giác đó chỉ cần 0 và 1 là có hết trên màn hình máy vi tính. Một thí dụ khác là ngồi trên ghế gây ra mô phỏng của các cuộc phiêu lưu trong phòng kín. Vì mở mắt nên chúng ta có những cảm giác sợ sệt thực sự, nhưng nếu nhắm mắt lại thì chẳng cảm thấy gì nữa ngoại trừ cái ghế đang rung. Tóm lại cái thật và không thật chỉ là do cảm nhận. Hơn nữa cái cảm nhận đó là của từng cá nhân hay thực thể. Nếu ta không còn cảm nhận nữa thì ta giác ngộ và chẳng còn cái tâm cá nhân (cái Ta) để nhận thức cái thực và không thực. Tóm lại tất cả chỉ là biểu hiện của Chân như hay Năng lượng đen động. Nếu không động thì không có gì hết cũng như xăng trong bình xe không động thì làm sao mà xe chạy. Đấy là cái thực và không có thực trong vũ trụ hữu hình này. Có thể trong dăm ba năm nữa chúng ta sẽ sống trong thế giới thực tế ảo (virtual reality world), và chúng ta chỉ là khán giả quan sát cái hình ảnh ba chiều (hologram) của chúng ta đang diễn xuất cái vai trò của mình trong tuồng đời ở cái thế giới ảo này, y hệt như bây giờ chúng ta là khán giả của vở tuồng trên sân khấu. Một thí dụ khác là bạn cầm một ngọn đèn để soi bóng cái bàn trên tường, và bạn chỉ thấy cái bóng của cái bàn trên tường nhưng không nhìn được cái bàn. Cái đèn là tâm của bạn, cái bóng của cái bàn bạn nhìn thấy trên tường là cảnh bạn nhìn thấy và cảm nhận được. Tôi cũng dùng cái đèn của tôi soi cái bàn thì hình bóng cái bàn tôi cảm nhận thấy khác với bạn vì tôi ngồi ở một vị trí khác. Cảm nhận của tôi khác cảm nhận của bạn vì thế Đạo Phật mới gọi là tâm sinh cảnh. Mà cảnh đó cũng không thật vì chỉ là hình bóng của cái bàn mà tôi và bạn không thấy. Hơn nữa bạn và tôi mỗi người có một cái tường của riêng mình, tương tự như chúng ta mỗi người chúi mắt trên cái ipad của mình chứ đâu có dùng thì giờ ngắm cảnh thực nữa. Ở Nhật đàn ông đã mua búp bê tình dục (sex doll). Khi búp bê tình dục sờ vào người mình, ông A có cảm giác như là một phụ nữ bằng xương bằng thịt đang sờ mình. Như vậy cảm nhận cái giả mà như thật. Đó là cái thực và không thực trong Phật giáo. Với đà tiến nhanh của kỹ thuật máy vi tính (computer technology) ngày nay có thể trong vòng 5,10 năm nữa chúng ta hoàn toàn sống trong thực tế ảo. Tôi và bạn mỗi người ngồi tại nhà mình, lúc đó không cần nhìn vào màn hình máy vi tính nữa mà chỉ nhìn hình ảnh ba chiều (holograms) trong không trung trong phòng mình. Tôi và bạn rủ nhau đi ăn, nhưng chúng ta chỉ gửi cái thân và tâm ảo đến một tiệm ăn ảo. Đó là cái ứng thân trong Đạo Phật. Cái thân ảo của bạn và tôi ăn nói đàm luận như thật và chúng ta ở nhà nhìn thấy holograms của toàn cảnh ảo ở tiệm ăn ảo như có thực. Chúng ta ở nhà cũng cảm thấy món ăn ngon và ăn no bụng như là cái thân thực (tạm gọi Pháp thân) đang ăn vậy. Chúng ta cũng cảm nhận như là chúng ta thực sự đang nói chuyện ở tiệm ăn vậy. Nhưng khi đóng máy chiếu hologram thì trở về thực tại cái thân thực của ta lại thấy bụng rỗng và đang đói. Đấy là cái thực và không thực trong đạo Phật. Nếu chúng ta công nhận Lý thuyết dây (String theory) thì theo lý thuyết này chúng ta và vũ trụ hữu hình này chỉ là hologram của cái thực sự ở một nơi xa xăm nào đó. Như vậy chúng ta tranh luận hay đàm luận, thì chỉ nên coi là hý luận trong lúc trà dư cà phê thơm, vì tất cả đều không thực nhưng chúng ta vô minh cứ coi như là có thực. Chúng ta là diễn viên đóng tuồng đời mà không biết mình chỉ là diễn viên cứ tưởng mình là ông này, bà nọ. Nguyễn Đức Chí |
Email ngày 3/3/2017-6:43am của TH Hương Cao. Cám ơn khoa học đã soi sáng một phần rất nhỏ trong rừng Phật pháp bao la. Cám ơn anh Chi Nguyen đã viết rất rõ ràng những điều rất khó diễn tả. HC |
Email ngày 3/3/2017-8:54am của TH Nguyễn Đức Chí. Thân gửi chị Hương, Cám ơn chị. Nhận xét của chị về Phật Pháp rất đúng Hơn nữa tài liệu, Kinh luận về Đạo Phật quá nhiều, hiểu được cái chính yếu không phải dễ. Đọc Kinh luận thì khó tránh khỏi vào mê hồn trận. Bao nhiêu năm nay tôi tìm hiểu mấy chữ "Tâm sinh Cảnh" chẳng đi đến đâu. Kinh luận, thuyết pháp hay giảng giải của bạn bè không giúp được gì cho tôi. Có lẽ đường Đạo của tôi chưa tới đâu cả. Các vị tu hành đúng cách, hay cao tăng, chẳng cần lý giải, có thể hiểu được Tâm sinh Cảnh qua trực giác. Nhưng nếu các vị ấy giảng giải cho người khác hiểu được cái mình biết qua trực giác, "Tâm sinh Cảnh " là gì, thì không phải là dễ. Chính vì vậy tất cả tài liệu lý giải về "Tâm sinh cảnh" vẫn vòng vo tam quốc. Nhờ tài liệu nói về Đạo Phật và giảng giải của bạn bè, tôi đã có một nhận thức hiểu biết giới hạn về Đạo Phật và làm sao không còn cái TA nữa là giác ngộ. Nói đến dứt bỏ cái TA trong vũ trụ hữu hình chẳng phải là dễ. Tôi đang gõ mấy dòng chữ này là có cái TA rồi. Nhận thức trên được trình bầy trong hai bài - Tuồng đời và cái TA - Tránh khổ Sau cùng là bài Thực tế ảo đã gửi trong email trước để lý giải về cái Không. Xin chị và các bạn nào đã nghiên cứu cái KHÔNG và cái TA cho ý kiến về hai bài nói trên đính kèm sau đây. Chí Đính kèm:
|
Email ngày 4/3/2017-7:39am của TH Hương Cao. Anh Chi Nguyen, Thật rất vui khi nghĩ, à, mình cũng có một người bạn để nói chuyện. Anh giỏi về khoa học nên đi vào đạo Phật dễ dàng hơn. Tôi chỉ biết ngoài da của khoa học nhưng vì cứ suy tư mãi về những điều quá khó trong kinh sách, dần dần có thể tạm hiểu được những điều mà anh cùng những người giỏi khoa học nói chuyện, vì ngày hôm nay đạo Phật đã được khoa học rọi vào nên đọc kinh sách có thể hiểu đôi chút. Hiểu chỉ để biết, tu để ngộ. Những điều tôi suy nghĩ có nhiều chỗ gặp anh. Tôi cứ suy tư về cái ngã, cái không, cho đến một ngày nghĩ về những phản ứng hóa học thì tôi chợt nghĩ à ra là vậy. Có có không không nó chỉ do duyên mà tạo nên. Vì vậy cái sườn của đạo Phật là duyên khởi. Không có duyên thì không có gì cả, có duyên thì tất cả đều hiện ra. Như nước, nếu H và O không vì một duyên nào đó thì không có, nhưng đủ duyên, như nhiệt độ chẳng hạn, thì nước được tạo ra. Nó có mà không, nó không mà có. Duyên cả. Cơ thể con người cũng vậy, nghĩ ra thì nó cũng chỉ do carbon, oxy, calcium... Thiếu 1 chất thì cơ thể ... sụm. Tất cả đều do sự tổng hợp. Từ đó tôi hiểu được câu viết trong Duy ma cật, nhai nắm cơm là làm bể sự tổng hợp (đại khái như vậy). Con người cũng vậy, đánh bể các thành phần tổng hợp thì không có gì cả. Thấu rõ điều này thì có thể buông. Tôi cũng như anh khi nghĩ về cuộn phim đời. Có một ngày xem video tôi chợi nghĩ, cứ ví cuộc đời mình như cuộn phim, đứng ở một nơi nào đó trong phim là hiện tại, thì khúc trước là quá khứ, đoạn sau là tương lai. Chợt nghĩ đến đêm thành đạo của Phật, sau khi chứng túc mạng minh, Phật thấy được quá khứ, vị lai của chính mình và chúng sinh, tôi nghĩ chắc cũng như mình ngày hôm nay ngồi xem video, thấy được toàn cảnh của phim ảnh. Vậy là tôi bừng nghĩ, thời gian, chính thời gian trói buộc con người, làm thế nào ra khỏi thời gian ràng buộc. Vì vậy thiền là mấu chốt giúp ta trong hành trình giải thoát. Cái ta cũng vậy, nó là sự tích luỹ cái biết của con người trong từng sát na, cái biết lớn dần thì cái ta cũng lớn theo. Nói như bài viết của anh : buông hết, lòng rỗng rang thì có thể từng bước dứt được cái ta. Chỉ khi ngộ được vạn sự giai không thì có lẽ cái ta mới dứt được. Bây giờ mình chỉ mới biết về nó mà thôi. Từ biết đến ngộ còn quá xa. Biết thì ai cũng nói được, còn ngộ thì không nói được là không nói được. Còn danh, còn vọng, còn tham, còn si thì làm sao dứt được cái ta. Rất cám ơn anh đã cho đọc những bài viết hay. Tôi đã save mấy bài này để đọc và ngấm từ từ. HC |
Email ngày 4/3/2017-1:08pm của TH Lê Văn Bảo Quả thực bài này (Thực tế ảo), thật hay để suy nghĩ. Tôi cũng đã in ra giấy để đọc và bỏ vào hồ sơ... Đạo Phật quá thực dụng và nhiệm mầu vô cùng. Đã đành rằng Đạo là con đường, nhưng con đường đó phải tự mình tìm đến mà đi, biết nơi nào nên đến và biết nơi nào không nên đi. Không phải cứ quỳ lạy bái lễ để xin xỏ nọ kia thật là vô lý...hoặc nhờ Ông Phật bà Thánh ...tha tội cho mình!như thế lại càng vô lý vô hình chung hơn nữa... Thánh-Phật nào mà làm chuyện đó!!!Mà nếu khi nào Nghiệp căn đến, cũng như mình mua cái xe đến tháng phải trả Bill thế thôi! Khi trả nợ xong rồi lòng nhẹ như tơ!!! |
Email ngày 6/3/2017-2:25pm của TH Trịnh Gia Mỹ Kính thưa quý anh chị, Hôm nay đọc lại những đóng góp của anh Bảo, chị Hương, bỗng nhiên nhớ đến bài thơ về "cái ta" mà tôi viết đã lâu. Xin gởi đến quý anh chị như một chia xẻ. Chúc quý anh chị luôn thảnh thơi, TGM Loạn tưởng 1/ Tối qua đã chết mất rồi Cái đi là cái, đôi khi 2/ Cái ta, là cái ta bà Chẳng của ta, mà là ta 3/ Có ta, mà chẳng có ta Và ai đang mỉm miệng cười. Trịnh gia Mỹ |
Email ngày 6/3/2017-10:34pm của TH Nguyễn Đức Chí. Bài thơ "Loạn tưởng" của Thân hữu Trịnh gia Mỹ tuy rất ngắn nhưng đã diễn tả được rất nhiều về cái TA và cái KHÔNG. Hy vọng còn nhiều TH khác sẽ gia nhập nhóm thảo luận (hay hí luận) về cái Ta và cái Không. Nói về Thực tế ảo xin mời các thân hữu thích tìm tòi về vấn đề này vào website dưới đây xem tham vọng của Snapchat company là tạo ra holograms trong Thực tế Chí Snapchat's latest update reveals its grand strategy
|