Trở về trang Mục lục

Bản PDF để in

Loạt truyện "Thời Thơ Ấu"
của Nguyễn Ngọc Hoa

21. Người Hùng Vượt Tuyến

Cuối năm 1955, căn nhà Cửa Nhà Đồ của mẹ là một đại gia đình gồm nhiều họ hàng thân thích và người làng. Cha là trưởng họ và có chức phận cao nhất nên đương nhiên thành nơi nương tựa, tinh thần cũng như vật chất, cho bà con tụ về. Theo gót bà nội khi xưa, mẹ thấy có bổn phận lá lành đùm lá rách giúp đỡ những kẻ sa cơ lỡ vận và hoan hỉ trông nom cái xã hội tí hon này.

Gia đình anh Nối và anh Đủ, hai người anh họ tôi, ở đó lâu nhất. Trước phục vụ trong quân đội ở Sài gòn, anh Tiếp giải ngũ đưa chị và hai đứa con về Huế; con Đoái lớn hơn tôi một tuổi và thằng Chớn lên ba. Anh Đủ làm trung sĩ đóng đồn ở Quảng Trị, đi đi về về như cha. Chị Đủ lo cho thằng con bệnh hoạn không thôi cũng đủ vất vả. Thằng bé chừng hai tuổi, từ lúc sinh ra nằm yên như cục bột, không nhúc nhích hay thốt ra tiếng.

Anh Nối làm việc nặng quanh nhà và buổi chiều đưa anh em tôi đi tắm sông; chị phụ lo bếp núc và dọn dẹp nhà cửa. Sau bữa cơm tối, bọn trẻ con chơi đùa trong sân thì người lớn ngồi dưới hàng hiên nghe chị Nối kể chuyện Nam kỳ. Nhờ đó tôi được biết trong ́ khi mua bán họ xé đôi tờ bạc một đồng, tính thành nửa đồng, và ai cũng sống thong dong thoải mái, không như ngoài mình; buổi trưa phu xích lô đậu xe chỗ mát ngồi vách đốc đọc báo và ngủ trưa, khách kêu không thèm đi.

Con Đoái người tròn trịa, đứng cao hơn tôi nửa cái đầu. Nó sinh ở Sài gòn và là “dân Sài gòn” chính cống nhưng thường hỏi một kẻ quê rích quê rang như tôi,

“Chú đi chơi đâu, cho em theo với.”

Trẻ con trong xóm xưng “tau” với mấy đứa nhỏ hơn hay ngang hàng, “tui” với các anh lớn, và “con” với người lớn hơn nữa, chứ không bao giờ xưng “em” mềm mỏng và dịu dàng như con Đoái. Nhưng đừng tưởng nó hiền; thấy tôi với nó chơi chung thằng Biên buột miệng cặp đôi, tức là gán ghép ví là vợ chồng,

“Hai đứa mi xứng đôi vừa lứa hỉ"

Mi... mi... đừng nói tầm bậy. ́n là ... cháu kêu tau bằng chú,” tôi lắp bắp cãi.

“Chú chi? Chú trong họ hả?” nó cười hăng hắc, dùng lối chơi chữ để nói lái (theo kiểu miền Trung) – “chú trong họ.” “Hụ” tiếng Huế là cái hũ, tức đồ đựng bằng sành, nhỏ hông mà to miệng.

Tôi chưa kịp phản ứng thì con Đoái vung tay tát vào mặt thằng Biên cái “bốp,”

“Cho mày chừa thói ăn nói bậy bạ!” Từ đó con Đoái được gọi là “Con Xè Goòng” không đứa nào dám giỡn mặt.

* * *

Một người đàn ông trạc tứ tuần đến nhà gặp mẹ và tự giới thiệu là anh chị Năn, chị vú ngoài làng. Cha mẹ mất sớm, chị về ở với gia đình nội từ năm lên bảy, lúc đầu làm việc vặt trong nhà cho bà nội rồi dần dần giúp việc bếp núc và chăm sóc ba anh tôi. Sau hiệp định Giơ-Neo (Genève) 1954, chị xin nghỉ việc về quê ở làng Lộc Đại để đoàn tụ với người thân duy nhất là ông anh bỏ làng đi theo bên tê (bên kia) khi chị mới chập chững biết đi.

Người anh ấy là bác Mậu này. Dáng quê mùa cục mịch nhưng bác ăn mặc khá chỉnh tề và thao thao,

O Năn tui lúc nào cũng nhắc tới công ơn của gia đình ̣ (thím).”

“Đó là nhờ ôông mệ mấy đứa. Chừ con Năn làm chi?” mẹ hỏi.

“Sau khi học bổ túc văn hóa, ́n làm giáo viên cấp một trường Lộc Ninh nên đời sống sung sướng lắm.”

Tôi ngạc nhiên vì mới năm trước chị vú không biết một chữ. Mẹ không để ý chuyện này mà quay ra giải thích cho cả nhà,

“Làng Lộc Đại nằm trong xã Lộc Ninh nên trường học mang tên xã. Xã ni có một làng khác kêu là Hồ Cai trồng dưa đỏ ngon, ngọt, và dòn có tiếng.”

Rứa mự cũng rành địa thế tỉnh mình?” ông Mậu hỏi, nhưng không có vẻ ngạc nhiên.

“Ngày trước tui đi buôn, quẩy gánh lê la khắp các chợ huyện. Trong mười mấy năm giúp việc cho gia đình tui, con Năn chắt chiu tom góp tiền bạc để dành xây lăng cho hai bác – thiệt tội – và tui giúp một phần.”

̣ không hỏi tui cũng nhắc để cám ơn. Nhờ ̣ mà mả của ông bà thân tui to và đẹp nhứt làng Lộc Đại.”

Mẹ mời bác uống nước trà rồi đi vào câu hỏi mà mọi người mong đợi,

Tui biết bác theo bên tê đã lâu. Răng chừ qua bên ni?”

“Sau ngày đình chiến, về làng gầy dựng con Năn thành người có văn hóa là tui mãn nguyện. Không vợ con, không màng bon chen, tui vô trong ni sống cho yên ổn cái thân già,” bác trả lời như đọc bài soạn sẵn.

“Bác vô khi ?”

Tui vượt tuyến vô Nam mới ba ngày ni.”

Bác Mậu vượt tuyến tìm tự do! Mới tháng trước, thằng Xê con cậu Há cũng vượt tuyến – bơi qua sông Bến Hải. Số là cuối năm ngoái, chính phủ hai bên cho phép qua lại thăm viếng thân nhân trong khi chờ đợi tổng tuyển cử như hiệp định Giơ-Neo (Genève) quy định; cậu Tràn, em cậu Há và cán bộ Vẹm kỳ cựu, vào “thăm gia đình” và dụ dỗ thằng Xê theo về làng. Kế hoạch nằm vùng ở Huế trong chiến dịch “Diệt Ác Ôn” thất bại, cậu bị phê bình kiểm thảo gắt gao. Các “đồng chí” kết tội cậu vô Nam “hủ hóa” – uống cà phê hút thuốc lá Mélia vàng của Thực dân – rồi cho cậu về vườn.

Để chuộc lỗi với ông anh, cậu Tràn lén đưa thằng Xê vào làng Vĩnh Ô thuộc huyện Vĩnh Linh trên nguồn sông Bến Hải, nơi bộ đội miền Bắc canh gác lơ là. Đợi thằng Xê bơi qua bên kia sông và được cảnh sát Quốc gia đón nhận, cậu quay về làng – chờ đợi hình phạt nặng nề của đảng và nhà nước.

Thằng Xê trở thành anh hùng và là niềm hãnh diện lớn lao của gia đình cậu Há và bà con đồng hương. Báo chí đăng tải và đài phát thanh Huế phỏng vấn và truyền thanh nhiều ngày. Do đó, mẹ thắc mắc,

“Bác vô đường mà không nghe chi hết?”

“Thú thiệt với ̣, tui đi đường rú (rừng) gần biên giới Việt-Lào, vô Nam qua ngả Lao Bảo gần Khe Sanh nên không gặp giới chức miền Nam mô hết. Theo lời con Năn, tui hỏi đường tới nhà chú ̣.”

Răng bác biết tụi tui ớ đây?”

“Huyện Lệ Thủy có cụ Ngô thì Đồng Hới có chú ̣ là sao Bắc đẩu của tỉnh mình, ai mà không biết?”

Mẹ nghiêm mặt, không lay chuyển vì lời tâng bốc quá đáng ấy,

“Bác là anh con Năn, cũng là gia đình tui. Mời bác ở lại đây, cơm nước thì có mắm ăn mắm, có muối ăn muối với nhau. Còn chỗ ở thì chật bụng chớ chật chi nhà!”

“Cám ơn ̣. Tui xin ở tạm đến khi tìm được việc làm sẽ ra ở riêng.”

“Bác nghỉ ngơi cho khoẻ. Việc vàn thì đợi ông nhà tui về giúp cho.”

Bác Mậu vui vẻ, niềm nở, và hay hỏi han bọn trẻ con chúng tôi. Bác biết rành rẽ về gia đình tôi và thỉnh thoảng hỏi những câu tôi không biết trả lời. Anh Quang không ưa bác ra mặt và nhất định lánh xa; bác lân la làm quen với tôi,

“Em biết không, ngày xưa dòng họ Nguyễn giàu có nhất tỉnh Quảng Bình. Ông em là đại địa chủ, có quyền sở hữu trên nửa ruộng đất toàn tỉnh.” Ông “” là cha ông cố, hay ông nội của ông nội tôi.

Mẹ hay kể ông cố tôi giàu nứt đố đổ vách, tiêu tiền như nước, thường cùng hai người hầu cỡi ngựa bạch vô Huế chơi. Đi coi hát bội cầm trống chầu, ông thường vung tiền hàng nắm lên sân khấu thưởng đào kép. Vì máu mê cờ bạc, ông dần dà bán hết tài sản để trang trải nợ nần và, lợi dụng người em duy nhất không rành chữ nghĩa, làm văn khế bán luôn phần ruộng đất của em. Đến đời ông nội là con một, gia sản không còn nhiều nhưng đủ để được xem là giàu có nhất làng; nhưng bác Mậu lại kể,

“Người ta đồn ông nội bán ruộng để mua vàng bạc châu báu gom thành kho tàng để dành cho đời sau là các em.”

“Nói ́a không trúng...” tôi cãi.

“Em sáng dạ hơn người; nhớ kỹ lại đi. Em có thấy ông nội hay cha mẹ cầm vật gì đào bới trong nương (vườn) không? Nhớ ra thì muốn chi bác cũng thưởng.”

“Con không thấy, không nhớ chi hết,” tôi kéo tay con Đoái chạy đi.

Tôi hay hỏi bác Mậu về chị vú, bà mẹ thứ hai của ba anh em tôi ngoài làng, nhưng bác trả lời lửng lơ cho qua chuyện rồi hể hả cười vang. Nghi bác không phải là anh chị vú nhưng tôi không biết làm sao tìm cho ra lẽ – cho đến khi tôi đánh cờ gánh với anh em thằng Biên thằng Sơn. Nhân đó tôi nghĩ ra kế, bàn với con Đoái, và cùng nó tập dượt đến khi suôn sẻ,

“Con Đoái cuộc với con là bác có bàn tay sáu ngón giống như thằng Sơn.” “Cuộc” là cá, đố nhau có ăn thua.

có, tay bác bình thường mà! Răng rứa?” bác xòe cả hai bàn tay.

“Con nhớ ngón cái bên tay trái của chị vú chẻ thành hai ngón. Con cho là tật trời sinh mà hắn khư khư cãi là di truyền – một người có thì cả gia đình ai cũng bị.”

“Con Năn đẻ ra với sáu ngón tay, nhưng ngoài ra không ai như rứa hết,” bác cười xòa.

Mi thua rồi, chịu mười cái búng tai đau điếng người luôn!” tôi hăm he con Đoái.

Chúng tôi bày đặt chuyện chị vú có bàn tay sáu ngón mà bác Mậu tưởng thật hùa theo – bác không hề gặp hay quen biết chị. Con Đoái ghé miệng bên tai tôi,

“Chú giữ kín nghen; mụ và ba em biết rồi.” Nó gọi mẹ bằng “mụ,” tức là ̣ hay bà.

Mỗi buổi sáng bác Mậu đội nón rời nhà đi xin việc. Tiếp theo, anh Nối cũng đi công chuyện cho mẹ và về nhà trước khi bác Mậu về tới. Đều đặn như thế trong hai tuần, sau đó không thấy bác Mậu về nhà nữa. Tôi và con Đoái thắc mắc nhưng không dám hỏi; mẹ và anh Nối không hé răng.

* * *

Khi cha từ Đông Hà về, cậu Há thay mẹ và anh Nối tường thuật,

“Nhờ o lanh trí và anh Nối ra công theo dõi thằng Mậu rồi kịp thời báo với cơ quan an ninh mà ổ đặc công Việt Minh tại Huế bị tóm sạch. Thằng Vẹm gộc ́ tính dùng nhà anh chị làm bình phong để lập mạng lưới nằm vùng, chuẩn bị công tác ám sát và phá hoại quy mô.”

“Mới tới là tui nghi liền vì hắn không thiệt thà chi hết,” mẹ cười.

“Làm răng chị biết hắn giả dạng?”

“Ai cũng tưởng mồ mả cha mẹ con Năn ở làng Lộc Đại, nhưng tui biết họ chôn ở làng Hồ Cai. Hắn không biết, nói dừa theo cho xuôi chuyện mới lòi đuôi.”

Té ra rứa (thì ra vậy)! An ninh quân đội kêu thằng Xê lên nhận diện: Thằng nớ cầm đầu đội cải cách ruộng đất, đầu sỏ các vụ đấu tố làng mình nên đã từng điều tra rạch ròi lý lịch của anh chị.”

Tôi hiểu thấm thía câu nói thường nghe: “Nói láo như Vẹm.” Cậu Há giải thích thêm,

“Bọn Việt Minh có thói phét lác một tấc lên tới trời, bịa chuyện lá lay nghịch với lẽ thường mà nghĩ là người ta tin vì cho rằng ai cũng ngu si và dốt nát như tụi hắn.”

Tôi nhớ mãi điều này...

Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 30 tháng Bảy, 2014

Trở về đầu trang