Trở về trang Mục Lục

Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG

(Thơ dựa theo chuyện kể của tác giả PHẠM TÍN AN NINH)
Người chuyển thơ NGUYỄN SÁU

Thấy câu chuyện thật tình người,
Lấy nhân, lấy nghĩa, sống đời với nhau.
Cuộc đời lắm cảnh bể dâu,
Lên voi, xuống chó, biết đâu mà lường.

Sống sao cho được người thương,
Cho dù gặp phải tai ương với mình.
Vẫn còn có chút nghĩa tình,
Sẽ luôn có kẻ cứu tinh bất ngờ…

Nên tôi muốn chuyển thành thơ,
Câu chuyện thật đúng như mơ, khó lường.
Chuyện “Ở cuối hai con đường”.
Tác giả Phạm Tín An Ninh tường trình.

Người chuyển thơ NGUYỄN SÁU

***

Những năm “cải tạo” ngoài Bắc xa xăm,
Tôi luôn đổi trại đến năm sáu lần,
Lào Cay, Nghệ Tĩnh, rồi Hoàng Liên Sơn.
Sơn lâm chướng khí, hiểm nguy khó lường.

Nên chưa đến hai năm trường,
Hơn hai mươi bạn đau thương lìa đời.
Chính ngay tại trại Hang Dơi,
Nằm sâu trong núi, trong thời tôi vô.

Rồi đến trại 6/ Nghĩa Lộ,
Gần nơi chỉ huy đóng đô
Trại bằng nứa thô sơ
Nơi năm mươi chúng tôi ở.

Sau vài phút đợi chờ,
Một Thượng Uý bước vô.
Thấy tay áo phất phơ,
Tay đã cụt bao giờ?

Chúng tôi hơi lo sợ,
Và suy nghĩ vẩn vơ.
Đây đích thực nợ máu,
Sẽ phải trả làm sao?...

Nhưng tình cờ quản giáo,
Cười hiền hoà khẽ chào
Lời thân thiện đổi trao
Tiếng thở phào hiện ra…

Anh giới thiệu tên là Nguyễn Văn Thà,
Rồi trịnh trọng đưa ra nội quy trại.
Và mỗi người một tờ giấy để khai,
Lý lịch, mà đã khai hoài lâu nay.

Rồi quản giáo tiếp hỏi thêm ngay,
Có anh nào ở sư 23 trong này không?
Tôi im lặng, nhưng thấy không xong,
Bèn lên tiếng nói “tôi trong sư này”.

Anh là Trung Đoàn mấy?
Trung Đoàn bốn mươi bốn.
Vậy anh có dự trận Trung Nghĩa ở KonTum, vào đầu hè năm 1972?
Vâng có ạ.

Rồi anh đưa cánh tay cụt ra,
Tôi bị mất cánh tay qua trận này”.
Tất cả nhìn tôi, thật là ái ngại,
Riêng tôi đang cố lấy lại tinh thần.

Đặt câu hỏi để làm thân,
Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
Tôi ở trung đoàn xe tăng,
Thuộc sư đoàn ba hai mươi.

Rồi quản giáo nhìn quanh, nhẹ tiếp lời,
Đơn vị tôi trận ấy thua tơi bời.
Cả đoàn tăng còn lại hai chiếc thôi,
T 54 tôi cháy, tôi thoát vội ra ngoài.

Nhưng bị thương nặng chính ngay đạn mình,
Vì xe cháy, nên đạn nổ thình lình.
Và thế là tôi trở thành tù binh,
Được đưa về Pleiku, tận tình chữa trị.

Nhờ đó nên tôi bình phục cấp kỳ,
Và được trao trả trong kỳ bảy ba.
Sau khi hiệp định Ba Lê ban ra,
Thế là tôi được về nhà bình yên…

Anh luôn xuống trại sinh hoạt thường xuyên,
Mục đích là để nhủ khuyên, tâm tình…
Những lời anh nói hết sức chân tình,
Buồn vui đời lính, giữ mình bình an…

Để không nghe bọn cán bộ phàn nàn,
Những lời thô lỗ, rõ ràng không hay.
Tôi rất đau lòng nghe những lời này,
Các anh tài đức, không ai coi thường.

Mùa đông khắc nghiệt, trồng trọt vô phương,
Người tù đói rét, lương thực ít đi.
Lưng bát bắp, hoặc mẩu nhỏ bánh mì,
Thiếu vệ sinh, nên kiết lỵ tràn lan.

Co ro nhai bắp, mưa mờ không gian
Chợt nhìn ra cánh đồng ngang thấy người,
Mang áo tơi, luôn chạy lui chạy tới.
Cho đến khi trời tối mới đi vô.

Đêm đó, giờ sinh hoạt anh nói nhỏ,
Nhờ đội trưởng lo, nhớ đừng cho trên hay.
Trước giờ ngủ, mang giỏ cá sau nhà này,
Cho các anh bịnh bồi dưỡng ngay tức thì.

Bây giờ cả trại mới suy ra là,
Người chiều mình thấy chính là anh Thà
Anh bắt cá mong giúp bịnh nhân sớm qua,
Cả trại lại mến anh Thà nhiều hơn.

Qua mùa đông rét, bụng thường trống trơn,
Xuân về may có qua cơn khổ này?
Tình cờ vào một sớm mai,
Anh đưa toàn đội đến ngay khu vườn.

Trồng toàn khoai sắn, nhưng củ còn non,
Anh chỉ cho cách lấy củ vẫn còn nguyên cây.
Làm mấy cái bếp “Hoàng Cầm” tại đây.
Để luộc khoai mà khói không bay ra ngoài.

Căn dặn anh em cứ ăn thoải mái,
Anh đích thân ở lại canh chừng.
Với câu mật khẩu “chuẩn bị đi về”
Đề phòng khi nghe tiếng hô

Lập tức đưa hết “tang vật” dồn vô,
Cái hố đào sẵn tránh lộ việc này.
Chúng tôi được một bữa no đầy,
Tuy là khoai sắn, vẫn thấy vui sao!

Không biết anh sẽ báo cáo thế nào?
Đội tôi ngày ấy phát bao nhiêu rừng?
Giữ gìn sức khoẻ, anh luôn nhắc chừng,
Vì còn lâu lắm, xin đừng thí thân.

Dịp tết năm đó, anh rất ân cần,
Không đi về phép, muốn gần chúng tôi.
Tiền lương mua kẹo, thuốc lào hết thôi,
Để mấy ngày tết cùng ngồi hàn huyên.

Kể lại chi tiết về chuyện bị thương,
Một sự cảm kích phi thường trong anh.
“Như là một lần tôi được tái sanh,
Nhờ lòng nhân đức người dành cho tôi.”

Ngày đó tôi kể như đã chết rồi,
Vết thương quá nặng, thêm đói khát vào.
Ở trong rừng rậm, làm sao sống còn?
Nhưng may nhờ có sư đoàn hai ba.

Tình cờ phát hiện ra tôi,
Được lo băng bó, và rồi cho ăn.
Các anh chẳng ngại khó khăn,
Khiêng tôi ra và gọi trực thăng liền.

Trực thăng chưa đáp thì bị phát hiện,
Và bị pháo kích liên miên không ngừng.
Các anh tản hết vào rừng,
Chừa một khe đá an toàn cho tôi.

May mà không có một ai bị gì,
Chỉ huy là một trung uý rất trẻ,
Anh liền trao tôi bao thuốc lẻ,
Với lời khuyên “hút thuốc sẽ quên đau.”

Rồi phải đợi qua đến sáng hôm sau,
Trực thăng lại đến đưa mau tôi về,
Quân y viện Pleiku, thật là tử tế.
Dĩ nhiên canh giữ, không thể tự do.

Nhưng có bác sĩ chăm lo tận tình,
Và được đối xử công bình như nhau.
Nhận quà uỷ lạo, chúc mau phục hồi…
Luôn coi tôi như những người đồng đội.

Vừa khi vết thương lành rồi,
Là lúc được lệnh trả tôi trở về.
Bệnh viện còn lo cung ứng mọi bề,
Thuốc men, đồ đạc ê hề mến trao.

Tình người, tình dân tộc, đẹp biết bao!
Tôi luôn nhớ mãi, không sao phai mờ.
Nhưng Mẹ già và vợ con đang chờ,
Tôi đành dấu kín đến giờ, buồn thay!

Vì tôi chẳng dám tỏ bày cùng ai.
Giọng anh trầm xuống, bi ai dâng trào.
Tuy anh cố gắng, nhưng đã nghẹn ngào.
Vì mang mặc cảm, không sao tỏ bày.

Rồi một bạn tù lại hỏi giải khuây,
Khi về đây họ tin cậy anh không?
Họ khám kỹ quá, tôi thấy không xong.
Nên vất bỏ hết, để mong an toàn.

Một số trụ sinh tôi tiếc vẫn còn,
Nhưng rồi cũng bỏ, chẳng còn thứ chi.
Trước khi về Bắc, có một tháng thực thi,
Học cách lên án trong khi giam cầm.

Tôi rất hổ thẹn với lương tâm,
Nói điều sai trái, phải làm sao đây?
Nhưng rồi ai cũng như ai,
Nói theo đảng dạy, từ nay ghi lòng.

Cho nên tôi mãi chìm trong đau buồn.
Nhờ các anh, tôi kể hết ngọn nguồn.
Cám ơn mọi người đã luôn bao dung,
Nghĩa cử cao đẹp như chừng khó tin.

Thời vàng son không kéo dài lâu,
Chỉ qua sáu tháng còn đâu huy hoàng.
Của sáu mươi người tù thuộc đội 4
Trại 6 Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn.

Tình cờ một sớm mờ sương,
Người đi xe đạp, với rương đựng đồ.
Trên lưng deo túi ba lô,
Nhiều người trông thấy, tung hô “anh Thà”.

Thế là cả trại chạy ra,
Vẫy tay chào gọi, Thà không quay nhìn.
Chỉ dơ tay cụt báo tin,
Rồi anh mất dạng dần trong sương mù.

***

Trên một thuyền vượt biên,
Bốn chúng tôi một nhóm riêng.
Thuộc trại tù Nghĩa Lộ,
Cùng đồng cam cộng khổ.

Mới hai ngày rời bờ,
Lại gặp bão bất ngờ.
Được tàu Na Uy cứu độ.
Đây là tàu chở dầu,
Trên lộ trình Nhật Singapore.

Hai ngày trên tàu, chúng tôi được tận tình lo,
Từ thuyền trưởng, y tá, cho đến thuỷ thủ đoàn.
Khi đưa chúng tôi xuống trại họ còn,
Xếp hàng đưa tiễn, ôm choàng chúng tôi.

Mọi người ai cũng xúc động bồi hồi,
Thời gian ở trại, chúng tôi được chăm sóc riêng,
Từ đại sứ Na Uy, đến người làm thiện nguyện,
Lo cho đời sống và dạy tiếng Na Uy.

Làm cho chúng tôi cứ mãi so bì,
Người khác chủng tộc, nhưng vì lòng nhân.
Họ luôn đối xử tử tế, ân cần,
Không như đám cọng vô thần nước ta…

Thấy việc đối xử quá đỗi mặn mà,
Chúng tôi đều chọn đi Na Uy thôi.
Cho phần đời còn lại của chúng tôi,
Cho dù lạnh giá, nhưng đời sống cao.

Bốn chúng tôi, tù Nghĩa Lộ năm nào,
Sống gần nhau, thường nhắc bao kỷ niệm.
Thời phong trần vì trách nhiệm làm trai,
Nhiều hơn hết là khi bị tù đày.

Và quản giáo “Thà” luôn được nhắc lại,
Ai cũng ngậm ngùi, và ái ngại lo.
Chắc anh khổ sau “hạ tầng công tác” đó,
Nhưng vẫn mong anh không có cơ hàn.

***

Sau hai năm học, tôi được đi làm,
Tại bưu điện trung ương, nên tâm nhẹ nhàng.
Ở đây tôi có người bạn trẻ Kenneth Hansen,
Cũng là hàng xóm, nên thêm thân tình.

Anh đang theo học chương trình kinh doanh,
Một năm sau, xong việc học hành,
Anh đổi công việc, và thành chuyên viên,
Làm bên Ấn Độ, ít liên lạc nhau.

Tình cờ hơn hai năm sau,
Anh gọi thăm hỏi, hẹn nhau đến nhà.
Sẽ cho tôi biết chuyện gì xảy ra.
Chúng tôi lại đoán “chắc là chuyện vui?”.

Đã lâu rồi, chẳng thấy anh tới lui,
Nên không đoán được chuyện vui là gì?
Quả ngạc nhiên, thấy cô gái Việt cùng đi.
Được anh giới thiệu là vì hôn thê.

Chúng tôi chào hỏi, niềm vui tràn trề,
Gặp người cùng xứ, dễ bề nói năng.
Người Hà Nội, tên Đoan, chưa quen bao giờ.
Nhìn hình tôi với quân phục, cô ngỡ ngàng.

Nên tôi tế nhị, không bàn chuyện xưa,
Chỉ hỏi những chuyện làm vừa lòng nhau.
Hai người gặp gỡ, kết thân bao lâu?
Và việc quen biết, khởi đầu làm sao?...

Được biết cha cô cán bộ cấp cao,
Từng làm đại sứ dưới trào Liên Xô.
Sau ngày Liên Xô sụp đổ,
Ông bị thất sủng, thế cô, chán đời…

Phần cô thì cũng nổi trôi,
Đã từng du học rất nhiều nơi,
Đông Đức, Liên Xô, và rồi Đông Đức.
Khi gia đình cô không còn hạnh phúc.

Vì người chồng muốn kết thúc hôn nhân
Cô lại du học, để đỡ phần tủi thân.
Có một con trai, hiện còn ở Việt Nam,
Cô mong có dịp đưa sang bên này.

Khi Đông Âu sụp đổ tạo dịp may
Cô qua Tây Đức, nhưng đầy khó khăn.
Rồi được Kenneth Hansen làm quen
Bảo lãnh về Na Uy, cô bèn thuận ngay.

Khi nghe cô Đoan tỏ bày,
Về Việt Nam thăm gia đình, và đem con trai qua đây,
Chúng tôi lại nghĩ đến anh Thà ngay.
Nhờ cô có thể tiếp tay giúp dùm.

Cô đồng ý ngay, mà chẳng ngại ngùng,
Bốn chúng tôi cùng góp chung tiền.
Được tám trăm đô, nhờ cô cảm phiền,
Tìm vô Hà Tĩnh, trao riêng anh Thà.

Biết rằng không dễ tìm ra,
Vì thiếu chi tiết, thật là khó khăn.
Bằng mảnh giấy nhỏ, chúng tôi ghi rằng:
Thượng Uý Nguyễn văn Thà, gốc Hà Tĩnh,
Năm bảy chín làm quản giáo trại tù số sáu Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn
”.

Bấy nhiêu thôi, không được biết gì hơn,
Nếu cô không ngại, làm ơn mở lòng.
Cô Đoan vui vẻ, hứa sẽ cố công,
Cô có người chú làm trong Quốc Phòng,
Nhờ ông truy cứu, hy vọng tìm ra.

Một tháng sau, cô Đoan trở qua,
Báo cho tôi biết, chú chịu thua thôi,
Nghĩ rằng anh đã phục viên lâu rồi.
Đích thân cô vô tận nơi để tìm.

Hỏi thăm nhiều chỗ, nhưng vẫn bặt tin.
Cuối cùng cô phải nhắn tin tìm người
Với số phôn liên lạc của tôi
Chỉ làm cầu may thế thôi,
Vì không mấy người đọc báo, trong thời gian này.

***

Bận lo công việc, tháng ngày chóng qua,
Chúng tôi không còn nhớ đến anh Thà.
Bỗng một đêm mọi người đã ngủ yên,
Lúc hai giờ, nghe điện thoại reo lên,

Nghi là khẩn cấp, nên tôi bốc liền.
Đầu giây bên kia là cô gái Việt,
Nói tiếng thiệt là khó nghe,
Xin được gặp tôi, làm tôi e dè.
Cô là ai? ở đâu? Mà biết tôi?

Cháu là Nguyễn thị Hà
Hiện đang ở Ba Lan,
Là con của ông Thà,
Làm quản giáo Bắc Hà.

Bác còn nhớ ông ta?
Cháu khổ lắm bác ạ
Cháu cùng với em trai
Đang gặp chuyện không may.

Cháu cho bác số phôn,
Bác sẽ gọi lại ngay,
Trả tiền thay cho cháu.

Tôi gọi lại, cháu tâm sự rất lâu,
Hai chị em đi lao động Ba Lan,
Vì không tiền, nên Ba cháu tính càn,
Bán hết đồ đạc những hàng hiếm hoi.

Cùng với xe đạp, Ba thường xăm soi,
Xe Trung Quốc, Ba coi như báu vật,
Và vay thêm tiền, tất bật để lo
Hai chị em cháu đi cho có bồ.

Rồi Ba Lan sụp đổ theo Liên Xô,
Lao động trốn lại, không về Việt Nam.
Dầu cho khổ cực, cũng vẫn đành cam,
Sống không hợp pháp, biết làm gì đâu.

Hầu hết làm chui và bán thuốc lậu,
Cướp bóc đầy rẫy, nhu cầu sống còn.
Hai chị em thuê cái gác cỏn con,
Nhận thuốc lá bán, héo hon nỗi sầu.

Nhiều lần dành dụm chưa được bao lâu,
Lại bị cướp mất, lại rầu nát gan
Vì không tiền gởi Việt Nam giúp nhà.

Tôi nghe thật quá xót xa kiếp người…

Một hôm em cháu nhận thuốc người ta,
Bị cảnh sát bắt, phát hiện ra là
Thuốc vừa bị cắp, đúng là số xui.
Nên Tĩnh bị nhốt, cháu trốn chui đến giờ.

Tôi hỏi: cháu đang ở đâu bây giờ?
Cháu đang trốn ở nhà một người bạn,
Nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu.
Cháu chưa biết đi đâu, chợt nhớ ra.

Cháu nhận thơ Ba trước đây vài tháng,
Và dặn là gọi lúc đáng cần thôi
Cấp bách quá nên cháu gọi bác liền,
Đêm khuya xin bác đừng phiền trách con.

Tôi lại hỏi: ba cháu giờ ra sao?
“Ông bị tai biến đã bao năm rồi,
Nên bây giờ chỉ nằm một chỗ thôi.
Vì lẽ đó nên chúng con trốn lại,
Mong kiếm tiền nuôi bố sống qua ngày."

Tôi ghi điện thoại và địa chỉ bạn Hà,
Cùng nơi Tĩnh bị giam để mà liệu lo.
Và hứa chú sẽ cố hết sức giúp cho,
Hẹn gặp hai cháu, gắng chờ chú nghe.

***

Tôi nghĩ ngay đến người bạn Ba Lan,
Anh Zbigniew Piwko, hiện đang có uy.
Chúng tôi thân nhau khi đến Na Uy,
Vì cùng học và cùng đi làm chung.

Anh là người bị Cọng sản truy lùng,
Nên phải tỵ nạn như chúng mình đây.
Sau ngày Công Đoàn Đoàn Kết nổi dậy,
Anh được mời về dựng xây nước nhà.

Giáng Sinh anh thường gởi thiệp qua,
Chúc cho tôi và cả nhà bình an.
Anh kể tôi nghe nhiều về Ban Lan,
Tràn trề hy vọng, và đang yên lành.

Luôn mời vợ chồng tôi qua thăm anh,
Vì đang uy thế trong ngành an ninh.
Hy vọng anh sẽ giúp được cho mình,
Cần gặp anh gấp, không đinh ninh gì.

Sáng hôm sau, tôi điện thoại báo tin,
Anh rất phấn khởi, như tình anh em.
Vì gấp, nên tôi chỉ đi một mình
Vợ chồng anh đón tiếp rất chân tình.

Nên tôi ngần ngại nói ra chuyện mình,
Nhưng rồi cũng phải tâm tình cùng anh.
Kể cho anh nghe rõ hết ngọn ngành,
Từ Thà quản giáo, đến con anh bây giờ.

Nghe xong, anh cũng thẫn thờ vài giây,
Choàng vai anh hứa: “lo ngay chuyện này”.
Rồi đưa tôi đi gặp hai chị em Hà,
Bảo Hà về ở chung nhà với anh.
Xong đi lãnh Tĩnh, theo anh cùng về.

Trước ngày trở lại Na Uy,
Tôi đã thức trắng cùng chị em Hà.
Khuyên lơn, an ủi những gì xảy ra,
Và trao hai cháu ít tiền làm quà,
Cùng là để gởi về nhà giúp ba.

Trên đường Piwko đưa tôi ra phi trường,
Vợ chồng đều hứa: “sẽ thương cháu nhiều.
Chân thành cảm tạ những điều anh lo,
Chúc anh sức khoẻ, phúc vô thật đầy.

Tháng sau Piwko điện báo tôi hay,
Tình trạng cư trú đến nay yên rồi,
Giấy tờ chính thức chúng tôi đã làm.
Hai cháu đang học ngôn ngữ Ba Lan.

Hà vì lớn tuổi, nên phải đi làm,
Tĩnh học trung học, yên tâm lắm rồi.
Thế là mọi việc đều đã êm trôi,
Cám ơn tất cả những người có tâm.

***

Rồi tôi nhận được thơ anh Thà,
Cho tôi cảm giác như là chiêm bao.
Thật tình tôi chẳng biết sao,
Chuyện ngẩu nhiên đến, tôi nào dám mong.
Thơ anh Thà như sau:

Cùng các anh thân quí năm nào,
Thật tình gương mặt các anh tôi không làm sao nhớ ra.
Nhưng tôi nhớ rõ những điều đã qua,
Khi tôi làm quản giáo, đúng là cơ duyên.

Được thơ cháu Hà, cùng với số tiền,
Các anh gởi tặng, tôi liền biên thơ.
Cám ơn các anh còn nhớ tôi mãi đến giờ,
Vô vàn cảm tạ, chuyện quá bất ngờ cho tôi!!

-----

Mừng gia đình các anh đến được nơi yên bình,
Dù phải đau đớn dứt tình quê hương.
Cũng như con tôi dù lắm đau thương,
Nhưng tôi luôn cố tìm đường để xoay.
Chỉ mong các cháu có chút tương lai,
Sống cho nhân cách, không ai dày vò.

Phần tôi, bị kiểm điểm ở Nghĩa Lộ ngày đó,
Tôi bị điều ra mặt trận Bắc Phương.
Nhờ quá trình tôi đã bị thương,
Nên ở hậu cứ, không chiến trường xông pha.

Mặt trận kết thúc, bị phục viên về nhà,
Phụ cấp ít ỏi, thật là khó khăn.
Còn một tay, phải bươn trải kiếm ăn,
Phát rẫy, trồng rau, khó khăn trăm đường.

Hơn hai năm nay tôi bịnh liệt giường,
Không nhờ tiền hai cháu, vô phương sống còn.
Biết trốn lại Ba Lan, là rất khổ cho con,
Nhưng quay về nước lại còn khổ hơn.

Nhờ các anh giúp cháu, tôi rất biết ơn,
Biết làm sao tôi trả được ơn đây?
Vì chắc tôi không còn sống được bao ngày.
Nay tôi nghiệm biết điều hay ghi lòng:

“Tình người là mãi mãi vô song,
Chế độ này, chủ nghĩa nọ đều không ích gì.
Như đám mây, che được nắng đôi khi,
Nhưng đem lụt lội cấp kỳ đến ngay…”

Không ngờ lá thư đầu là thư cuối,
Hồn anh đã về chín suối không lâu.
Nghe cháu Hà kể, mà tôi quặn đau,
Trước khi chết, anh luôn nhắc một câu:

Chôn giùm tôi các huy chương ra sau vườn.
để đoạn tuyệt với quá khứ lầm lỡ đau thương
Chính nó đã gây bao cách chia, tang tóc,
Sự thù hận giữa anh em cùng một gốc.
Biết đến bao giờ mới thoát được đây???

Sunnyvale mùa lễ Tạ Ơn 2017
Nguyễn Sáu


Đọc bản văn xuôi, nguyên tác của tác giả Phạm Tín An Ninh.

Trở về đầu trang