Trở về trang Mục Lục
BÀ CỤ PHƠI CƠM
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa
Người chuyển thơ Nguyễn Sáu
*Cuối tháng bảy, mà trời chưa nóng gắt,
Nắng dịu dàng, nơi vùng đất Ca-Li.
Cơm trưa xong, Quỳnh Châu rủ tôi đi,
Sang trại số bốn, vi nàng cần gặp.
Cô bạn Trà Mi, có công việc gấp,
Trước một căn lều, đầy ắp là người.
Một cô gái, tuổi mới độ hai mươi,
Tay cầm hồ sơ, tươi cười đón chào.
Chỉ cho Quỳnh Châu bà cụ ảo não,
Đang ngồi rải cơm lên báo để phơi.
Quỳnh Châu liền tiến đến nơi cụ ngồi,
Để làm quen, và có lời thăm hỏi…
Ngồi sát bên bà, nàng lên tiếng nói,
“Thưa Bác con là bạn với Trà Mi.
Bác phơi cơm đó là để làm gì?
Con có thể giúp được chi không vậy?”
Không cần cô, tôi phơi để dành đấy,
Khi nào chạy loạn, có lấy mà ăn.
Cụ nói bằng giọng Bắc, nghe quen quen,
Quả đúng là ngư dân làng Phước Tỉnh.
Xứ Mỹ làm gì có giặc mà Bác tính,
Ở đây yên bình, phồn thịnh, dư thừa.
Không biết tiếng, đi Mỹ tôi không ưa,
Chờ con trai tôi lại, đưa về xứ…
Hay đi nơi nào? chờ nó phân xử,
Bà nói chắc nịch, khuyên nhủ làm sao!!
Quỳnh Châu suy tính, phải dùng cách nào?
Để bà có thể tin vào sự việc…
Trong khi đó, Trà Mi cho tôi biết,
Cô làm thông dịch cho hội USCC.
Phụ trách hồ sơ của bà cụ này,
Bà đi một mình, không ai hướng dẫn.
Mà trí nhớ, lại không còn minh mẫn,
Không nhớ ra tên, nhầm lẫn triền miên.
Theo hồ sơ I-94, tên cụ là “Tien”,
Tien Thi Tran, không dấu, nguyên như vậy.
Đưa cụ đến USCC là vì thấy,
Xâu chuỗi có thánh giá cụ ấy đeo.
Nên đoán: “Công Giáo là đạo cụ theo”,
Để tìm bảo trợ, hợp theo nguyên tắc.
Chuyện thương tâm, thì Trà Mi đoán chắc,
Sau khi gom những vụn vặt cô nghe.
Khi gia đình di tản trên chiếc ghe,
Thuyền của cụ, đang hướng về tàu Mỹ.
Một chiếc trực thăng, nhào đến phá hủy,
Cướp người con trai yêu quý cụ đi.
Cụ chỉ nhớ có vậy, không còn gì,
Trong ký ức có khi còn, khi mất…
Hoàn cảnh của cụ, ôi đáng thương thật!
Không thân nhân, bị thương tật dày vò.
Nhiều hội nhà thờ, muốn được chăm lo,
Còn cụ luôn nói, “đợi con cho về xứ”.
Quỳnh Châu được Trà Mi tỏ tâm sự,
Xót xa cho cụ, đã nhủ lòng thương.
Vì nàng có tính từ tâm khôn lường,
Đã tình nguyện gặp cụ thường, khuyên giải.
Rồi chuyện bà cụ, loan truyền rộng rãi,
Các bạn tôi, nhiều người phải động lòng…
Một buổi tối, chúng tôi đang ngồi trông,
Phụng và Tú, tay trong tay đến trại.
Theo sau Tú, là một đôi trai gái,
Chưa quen tôi, nên Tú phải nói ngay.
Đây là Tiếp, bạn “tao” ngày còn thơ,
Quế Chi, ý trung nhân, chờ “gởi thiệp”.
Tôi chào Quế Chi, và bắt tay Tiếp,
Nghe tên lâu, giờ mới có dịp may.
Được diện kiến, một người rất đẹp trai,
Đúng như lời đồn, hôm nay mới biết…
Tú còn cho tôi biết nhiều chi tiết,
Tình của hai người hết sức ly kỳ.
Thời trung học, Tiếp hay trồng “cây si”,
Với cô bạn Quế Chi, nơi trường học.
Và thường bị cô bạn mình trêu chọc,
Những trò cút bắt thật độc, không tha.
Trường Pleime có hai cổng cùng ra,
Tiếp chờ cổng này, Chi qua cổng khác.
Xong trung học, thì Tiếp lên Đà Lạt,
Học trường Dòng, xin phó thác đời mình.
Phụng sự Chúa, sau mười năm học trình,
Hè bảy lăm, sẽ trở thành Linh Mục.
Nhưng ước vọng, đã không thành hiện thực,
Mộng tan tành, ngay lúc mất Cao Nguyên.
Việt Cọng về, gây bao cảnh ưu phiền,
Trên đường di tản về miền duyên hải.
Quốc lộ 19, trở thành một thảm hại,
Người lo di tản, pháo lại cản đường.
Gây bao thảm cảnh, chết chóc đau thương,
Gia đình Tiếp, cũng nằm trong số đó.
Giáo Hoàng Học Viện, di tản toàn bộ,
Giữa đám chủng sinh, Tiếp có trong đây.
Mất làm Linh Mục hồi tháng bảy này,
Và gia đình, không còn ai sống sót.
Một sự thật, đắng cay, và chua xót,
Nhưng còn may, vào giờ chót thoát nguy.
Từ Vũng Tàu, được giáo dân đưa đi,
Bằng thuyền đánh cá, không gì phải ngại.
Rồi theo hành trình, mọi người đều phải,
Tới đảo Guam, rồi đến trại Pendleton.
Tại nơi đây, Tiếp thỏa được ước mong,
Gặp lại Quế Chi, vẫn “mình không chiếc bóng”.
Cùng Mẹ Cha, và bốn em chung sống,
Mối tình xưa, giờ lại bỗng thăng hoa.
Sau thời gian dài xa cách vừa qua,
Tiếp quyết định, “mình trở ra thế tục”…
Nhưng lòng yêu mến Chúa, vẫn không dứt,
Có lòng nhân, muốn cứu giúp mọi người.
Tiếp không lo, chuyện thiên hạ chê cười,
Nghĩ Tiếp học Thần học, nơi Đà lạt…
Tú hăm hở, đưa ý kiến bàn bạc,
Chuyện cụ Tiên, nếu muốn đạt thành công.
Làm con nuôi, thương yêu cụ hết lòng,
Cụ sẽ xuất trại, mà không phản đối.
Để cho Tiếp có được thêm cơ hội,
Gần gũi săn sóc cụ, khỏi cô đơn.
Thà được như thế, thấy vẫn còn hơn,
Là “tứ cố vô thân” như hiện tại…
Tiếp đồng ý, không có gì trở ngại,
Đưa cụ Tiên đi xuất trại cùng mình.
Và sẽ lo săn sóc cụ tận tình,
Cho đến khi cụ yên bình nhắm mắt…
Lòng từ tâm của anh, đáng nể thật,
Tôi lên tiếng, để biết chắc không sai.
Để tôi bàn với Trà Mi chuyện này,
Rồi báo cho anh chị, hay kết quả.
Nhưng trước hết, xin anh chị thử đã,
Kết thân, tạo tình cảm cả đôi bên…
Quỳnh Châu vui sướng, nên vội kêu lên,
“Với chị Quế Chi, rất nên ca ngợi”.
Tôi hiểu mà chị, đây là cơ hội,
Để ảnh vơi đi nỗi nhớ Mẹ hiền.
Và hoàn thành nghĩa vụ một con chiên.
Tôi hứa để ảnh toàn quyền quyết định…
Kế hoạch Tiếp, thành công ngoài dự tính,
Bà cụ đã trở nên tỉnh táo hơn.
Sau khi đã chấp nhận Tiếp là con,
Bà nhớ lại nhiều, không còn như trước…
Bà đã biết nêu câu hỏi với Tiếp,
“Tên Mẹ là Tấm, sao viết là Tiên?”
“Mẹ vợ mày là Tiến, đâu phải Tiên?”,
Mừng cho Bà, nay đã biết phân biệt.
Trà Mi trình bày cho USCC biết,
Liền hôm sau được báo: việc đã xong.
Hội nhà thờ ở San Diego bằng lòng,
Toàn gia đình, được họ đồng bảo trợ…
Gồm cụ Tấm, Tiếp, và gia đình vợ,
Vì là họ đạo lớn nhất ở đây.
Nhà thờ Chánh toà Thánh Joseph,
Tiếp và Chi được lo luôn lễ cưới.
Thật là một nghĩa cử đáng ca ngợi…
Vào một buổi chiều, tựu hội đến lều.
Đầu sân vận động, đó là mục tiêu,
Có bánh cưới, “xăng-uých”, nhiều thức uống.
Được người trong đạo, thân hành chở xuống,
Và lễ cưới được khởi xướng tại đây.
Với thân thuộc, bạn bè ở trại này,
Đich thân Cha xứ đến đây làm phép.
Lễ cưới tuy đơn sơ, nhưng thật đẹp,
Để biết ơn, lòng hào hiệp đáng khen.
Giúp giải quyết được tình trạng rối ren,
Trà Mi vui mừng, nói lên cảm tưởng.
“Rất vui mừng, và như một phần thưởng,
Những gì Anh Chị được hưởng hôm nay”.
Gia đình đã định cư trước mấy ngày,
Trà Mi ở lại dự ngày lễ cưới…
*
* *
Khi đi ăn cơm chiều, tôi thường gặp,
Anh chị Bân, cùng dắt theo ba con.
Đứa nhỏ nhất, chỉ mới độ năm tròn,
Anh cao lớn, nhưng trông buồn hiu hắt.
Hai anh chị, đều nội tâm đóng chặt,
Ít chuyện trò với bất cứ người nào.
Nên chúng tôi, thường chỉ gật đầu chào,
Riêng Quỳnh Châu, hay xã giao nựng cháu.
Rồi một hôm, tôi tình cờ hiểu thấu,
Nguyên câu chuyện, ẩn dấu nơi biển Đông…
Thật kinh hoàng, và cũng thật não lòng,
Mà anh Bân là nhân vật trong cuộc…
Trong lúc vội vã thoát ra khỏi nước,
Tất cả phương tiện, đều được đem ra.
Là phi công, thuộc căn cứ Biên Hoà,
Nhưng chuyên lái Chinook CH bốn bảy.
Loại trực thăng lớn, chuyên để vận tải,
Để đáp được, phải có bãi an toàn.
Vì lẽ đó, anh phải đưa vợ con,
Vào tận phi trường, khi còn yên tĩnh…
Anh Bân hiện là một phi công chính,
Nên toàn quyền trong dự định của mình.
Phi công phụ, anh Thụ chưa gia đình,
Nên dễ dàng để đồng tình hỗ trợ…
Đến giữa trưa, cái ngày định mệnh đó,
Đoàn phi cơ, lớn nhỏ đều bay đi.
Anh Bân và Thụ, đâu có khác gì,
Chiếc Chinook cũng cấp kỳ cất cánh…
Bay về đâu? Cho hợp với hoàn cảnh,
Xăng còn hạn hẹp, khó tránh hiểm nguy.
Thì biển đông, là hướng cần nên đi,
Gặp mẫu hạm, là cấp kỳ được cứu…
Và chuyện xảy ra thật là hy hữu,
Vừa tới hải phận, được báo hết xăng.
Việc tiếp cứu, đã trở nên khó khăn,
Chỉ có USS Kirk là gần đây nhất.
Chiến hạm nhỏ, nên sân tàu rất chật,
Nhiệm vụ của Kirk là canh gác quanh vùng.
Bảo vệ các trực thăng đang hành quân,
Trong chiến dịch “gió thường hay thổi” (frequent wind)
Kirk rất nhỏ, nên không cứu hết nổi,
Trực thăng trục trặc, thì mới cứu thôi.
Nhưng khi mọi người đã ra hết rồi,
Liền sau đó, nó được “lôi” xuống biển.
Chiếc Chinook của anh Bân xăng hết,
Sân tàu nhỏ, nên chẳng biết cách nào.
Có đàn bà con nít, khó biết bao!!
Đáp xuống biển, thì làm sao cứu được??
Thôi chỉ biết mong chờ vào ơn phước,
Bằng cách bay hướng ngược với tàu.
Để đuôi tàu ngay dưới cửa phía sau,
Với độ cao chỉ cách nhau năm thước.
Ba đứa nhỏ, tuần tự thả xuống trước,
Các thủy thủ chụp lấy được dễ dàng.
Chị Bân mới yên tâm, nhảy xuống càn,
Vào đôi tay lực lưỡng, đang đón nhận.
Thụ nhảy sau cùng, còn lại anh Bân,
Anh bay ra xa, để thoát thân khỏi tàu.
Rất kỹ thuật, để khỏi bị đứt đầu,
Bằng cách quẹo trái, anh nhảy phía phải.
Cánh quạt đập vào nước nghe rất hãi,
Như bom nổ, nước tung trải một vùng.
Những mảnh vỡ từ đâu, bay tứ tung,
Hồi lâu, thấy anh Bân, mừng hết sức…
Sau lời Thụ, anh Bân lại tiếp tục,
Trong giây phút sinh tử lúc nhảy ra.
Thì tôi đã chợt nhìn thấy thoáng qua,
Một thuyền nhỏ, ôi thật là nguy quá.
Đúng ngay nơi chiếc Chinook sắp hạ,
Cho đến khi tôi đã trồi được lên.
Lập tức quay nhìn về hướng đó liền,
Tôi không còn thấy chiếc thuyền đâu nữa…
Tôi bàng hoàng, nhưng rồi tự bào chữa,
Trong hoàn cảnh, sự lựa chọn rất găng.
Mình chỉ lo tìm cách để thoát thân,
Không ngờ có chiếc thuyền gần ở đó…
Các thuỷ thủ cứu cấp đều bày tỏ,
Phép lạ nào đã che chở cụ đây?
Khi bị nhiều thương tích, máu me đầy,
Sao không chìm, mà nổi ngay mặt mước…
*
* *
Đó là chuyện, tôi tình cờ nghe được,
Từ các phi công, trong cuộc chuyện trò.
Họ chia sẻ, những hoàn cảnh cam go,
Cùng cách ứng phó, kể cho nhau biết…
Tôi đã rõ sự việc đầy oan nghiệt,
Lòng quặn đau, và thương tiếc vô biên.
Cho những người bạc phước trên chiếc thuyền,
Khi sắp được chạm đến miền đất hứa…
Cầu cho cụ Tấm không còn nhớ nữa,
Tai nạn thảm khốc, cụ vừa trải qua.
Để được sống bình an trong tuổi già,
Với vợ chồng con nuôi Quế Chi và Tiếp…
NGUYỄN SÁU
***
Trở về đầu trang |