![]() |
ĐI THĂM CỐ ĐÔ HOA LƯ Truyện của NGUYỄN GIỤ HÙNG CHƯƠNG V Phần 5 *** Ghi chú: Đây chỉ là câu chuyện tình hư cấu. Những chi tiết về năm tháng và số liệu được đưa vào trong truyện với mục đích để giúp người đọc tiện việc so sánh với chính sử hay tài liệu . . . và có thể dễ hình dung gần đúng hơn với sự việc hay sự vật được mô tả. Tài liệu được sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp và sao chép chỉ thích hợp cho tình huống của câu chuyện. Thời điểm ở vào những năm trước khi đất nước bị chia đôi bởi hiệp định Genève. Nhắc lại các nhân vật chính trong toàn truyện. Nhóm thanh niên nam nữ gồm: - “Tôi” (tên Nam, sinh viên Trường Đại học Y khoa Hà Nội, sinh viên trọ học ở Hà Nội) *** Cụ Từ gọi người hầu bàn tới gần rồi đưa gói trà mạn mà chúng tôi vừa biếu cụ cho anh ta: - Cháu pha một ấm trà lớn cho mọi người nhé. Câu chuyện lại lan man hết chuyện này tới chuyện kia. Cụ Từ say sưa nói chuyện với ông chủ nhà hàng ra vẻ tâm đắc lắm. Chúng tôi ngồi nghe hai người nói chuyện một cách thích thú. Ấm nước trà mạn được bưng lên. Cụ Từ đích thân rót cho mỗi người một chén nước trà nóng, mầu vàng như rượu “sâm banh” (champagne), mùi thơm dìu dịu. Cụ đưa chén trà lên mũi ngửi, uống một ngụm rồi cụ ngửng lên: - Trà ngon lắm! Các cháu mua ở đâu mà được thứ trà này vậy? Tôi thưa: - Chúng cháu mua ở tiệm thuốc bắc trong thành phố ạ! Cụ nói tiếp: - Các cháu uống đi! Cụ lại quay sang ông chủ nhà hàng: - Các cháu đây mới vừa mua cho. Trà ngon lắm. Xin mời ông. Ông chủ nhà hàng nâng chén trà lên uống một ngụm nhỏ: - Trà ngon thật! Các cô cậu đây cũng khéo biết mua trà lắm đấy chứ. Ngồi dưới ánh trăng, thưởng thức trà ngon, chúng ta đâu thua kém gì người xưa đâu nhỉ. Chỉ tiếc là chúng ta không biết làm thơ như các cụ. Tôi nhìn ông chủ nhà hàng: - Chúng ta không biết làm thơ thì chúng ta đọc thơ của các cụ cũng được chứ ạ. Cháu xin đọc vài câu về trà để cụ và ông nghe nhé. Thơ của Thượng tướng Trần Quang Khải: Thử lai yêu khách nghiêu trà uyển (Mùa hè lại, pha trà mời khách uống Và thơ của cụ Nguyễn Trãi: Bao giờ dưới núi làm nhà Còn cụ Cao Bá Quát thì có những vần thơ : Thư nhàn hỏi lửa pha trà mới, Cụ Từ và ông chủ vỗ tay khen: - Các cụ ngày xưa sống hay hơn chúng ta ngày nay nhiều quá. Lúc xuất thế thì như thế, lúc xử thế (về ở ẩn) thì như thế. Chúng ta sao sánh kịp. Hội chạy sang chỗ Thi nói nhỏ vào tai nàng và cũng để tôi nghe: - Thằng này nó thuộc nhiều thơ văn thế này, coi chừng nó có số đào hoa đấy! Thi cứ ngồi cười không nói gì. Tôi nắm tay Thi bóp nhẹ trấn an: - Đúng là anh chàng hay ghen, ghen hộ cả cho người khác. Thi chỉ nhìn tôi cười cười mà không nói gì. Cụ Từ chợt nhìn Mơ: - Chúng ta đang uống trà dưới trăng, nghe thơ về trà của người xưa. Nhân tiện, cháu nói cho mọi người ở đây biết về trà qua Đông y đi. Mơ cứ nhìn Hội như hỏi ý. Hội giục Mơ: - Em nói đi! Em nói xong, anh cũng nói thêm về trà theo Tây y. Mơ nhất định không chịu nói. Mơ dục Hội: - Anh nói đi! Hội lại dục Mơ: - Em nói trước đi, anh sẽ nói sau để tiếp lời cho em mà. Mơ nhìn Hội lần nữa rồi mới cất tiếng: - Anh Hội cháu cứ đừa (đưa đẩy) cho cháu nên cháu mới dám xin thưa ạ. Cháu xin bỏ qua những vị thuốc trong trà mà chỉ xin nói về kết quả của trà mang tới như trà phân giải chất béo, đề phòng động mạch bị xơ cứng, tăng cường hoạt động của tim. Uống trà làm đầu óc tỉnh táo, đề phòng và chữa bệnh tiểu đường, giải trừ chất độc hại trong rượu và thuốc lá. Tuy nhiên trà nên kiêng ở một số trường hợp như uống trà lúc đói, trà đặc quá, nước trà đã để qua đêm, trước khi đi ngủ hay trong thời gian uống thuốc. Có những trường hợp uống trà không những không có lợi mà còn có hại cho những người suy dinh dưỡng, trẻ em, người suy nhược thần kinh, mất ngủ, loét dạ dầy, bệnh tim mạch, cao huyết áp, phụ nữ cho con bú hay đang có thai, táo bón, người già sức khoẻ kém, sau khi ăn mặn (1).
Mơ vừa ngưng nói. Hội vội lên tiếng ngay: - Ngày xưa có nhiều trường hợp vợ đóng cửa dậy chồng. Ngày nay lại có cảnh ấy xẩy ra, không biết vợ dậy thì tôi có bị ăn đòn vì ngu không đây. Mơ cứ đánh vào tay Hội: - Cái anh này! Nói đi chứ! Định “đánh trống lảng” đấy hả? Chúng tôi thấy cảnh ấy đều cười. Thư nói lớn: - Anh Hội không được ăn gian! “Chị Hội” cười cho chết đấy! Lần đầu tiên Mơ thấy Thư gọi mình là “chị Hội” nên cảm động lắm, nhìn Thư với cặp mắt đầy biết ơn. Hội nhìn Thư rồi cốc nhẹ vào đầu Mơ: - Anh không ăn gian! Để anh nói. Thưa cụ và ông, trong Tây y, được biết trong lá trà rất giầu chất dinh dưỡng như vitamin, protein, đường và chất khoáng. Tuy nhiên, cũng tương tự như Đông y, Tây y thêm vào là những người thiếu máu do thiếu sắt (Fe) vì chất “axit tannic” trong trà sẽ làm cơ thể khó hấp thụ chất sắt làm tình trạng thiếu máu trở nên xấu hơn; người cao huyết áp và bệnh tim vì chất “caphein” sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim cũng sẽ tăng lên nhanh chóng; người mắc sỏi thận vì trà sẽ khiến cho những viên sỏi trong thận sẽ tăng số lượng và kích cỡ (2). Thư đứng lên vỗ tay: - Đúng sắp là ông “đốc tờ” rồi! Cụ Từ và ông chủ nhà hàng ngạc nhiên hỏi Hội: - Thế cháu Hội đây là “đốc tờ” đấy à? Hội lúng túng trả lời: - Thưa cụ cháu còn đang đi học, một hai năm nữa mới ra trường ạ. Cụ lại chỉ vào tôi hỏi: - Còn cháu này? Hội nhanh nhẩu trả lời dùm tôi: - Anh bạn cháu học cùng trường với cháu. Tôi cũng vội trả lời ngay: - Nhưng cháu học dưới anh Hội ạ! Cụ Từ vui vẻ cười: - Thế là chẳng mấy lâu nữa hai cháu đây là “quan Đốc tờ” cả đấy. Hai cháu gái này (cụ chỉ Mơ và Thi) cũng sắp làm các “bà Quan đốc tờ” đến nơi rồi, còn sợ gì nghèo nữa. Sắp sửa “lên xe xuống ngựa” cả rồi. Mơ và Thi cứ ngồi yên lặng. Thư đứng lên: - Thưa cụ và ông, các anh chị cháu đây “lên xe” thì có, còn “xuống ngựa” thì không, vì có ngựa đâu để mà xuống ạ! Mọi người lại cười ồ. Thư lúc nào cũng làm cho câu chuyện trở nên sống động bởi bản tính lô tô, bộc trực và óc hài hước của cô. Hội thưa: - Thưa cụ và ông, âu đấy chẳng qua cũng chỉ là một cái nghề như bao nghề khác thôi ạ. Nghề nào cũng quý cả. Miễn người hành nghề phải biết yêu cái nghề của mình đã chọn, giữ được cái nhân cách của mình khi hành nghề và biết tôn trọng kẻ khác. Chúng cháu cố gắng theo gương người xưa vốn đã có câu “lương y như từ mẫu ạ.” Cụ Từ: - Cháu nói thế cũng phải! Cụ Từ chậm rãi: - Nay đến phiên tôi đóng góp thêm chút ít về câu chuyện trà lúc nẫy nhé. Chúng tôi vỗ tay hoan hô. Cụ tỏ ra hứng chí, vui vẻ: - Trà là một thứ nước uống rất phổ biến trong cả nước. Trà xanh là phổ biến hơn cả. Trà ngon là trà hái từ búp với hai lá hay 3 lá. Lá càng già thì giá trị càng thấp. Để giữ được lâu người ta làm trà mạn qua những giai đoạn: làm héo, vò, ủ, phơi hoặc sấy. Người ta uống trà xanh để mộc (không pha thêm hương vị ngoài), hoặc ướp với các loài hoa như hương sen, nhài, ngâu, sói, bưởi hay hương liệu, dược liệu. Người ta đôi khi ướp trà rất cầu kỳ như ban đêm người ta bỏ ít trà vào những búp sen trong đầm sen rồi túm lại, sáng sớm, mở ra để lấy trà đã ướp hương sen trong đêm qua. Hương thơm trong mát của sen thấm vào trà. Trong triều đình Huế người ta ướp trà trong hồ sen Tĩnh Tâm nên gọi trà ướp đó là trà Tĩnh Tâm. Ướp trà đã cầu kỳ như thế, pha trà lại còn cầu kỳ hơn. Các loại trà thông thường dùng ngày nay được đa số ưa chuộng là trồng ở Phú Thọ, Thái Nguyên (xã Tân Cương). Trà Chính Thái, Ninh Thái và Sinh Thái là những loại trà ướp bằng hương thơm và các vị thuốc bắc tán nhỏ. Uyên cất tiếng hỏi: - Thưa cụ, cách pha trà phải pha như thế nào ạ? Ông chủ nhà hàng cướp lời cụ Từ, trả lời Uyên: - Cứ như trà chúng tôi phục vụ khách hàng thì tùy theo loại khách hàng mà chúng tôi pha. Có những khách sành điệu thì đôi khi người ta đòi tự pha lấy. Những người sành điệu thì cách pha trà cũng nhiêu khê lắm. Ta nên nhớ trước khi pha trà là ta đã chuẩn bị xong các “trà cụ” gồm ấm pha trà, chén “tống” (chén tướng) và chén “quân”. Mỗi chén “quân” được đặt trên một chiếc đĩa nhỏ. “Trà cụ” được đặt trên một khay. Khay thường được chạm trổ để tăng phần mỹ thuật và trang trọng trong việc thưởng thức trà ngon. Ấm trà thì có loại độc ẩm, song ẩm và đa ẩm. Về nước để pha trà thì phải là nước trong, tinh khiết. Có nhiều giai thoại lý thú về việc chọn nước pha trà lắm, đặc biệt là ở bên Tầu. Chúng tôi ở đây thường dùng nước mưa là tốt. Nước đun sôi cũng không được sôi già quá hay sôi non quá. Trà được bỏ vào ấm, nhiều ít tùy theo độ đậm nhạt của loại trà. Đổ nước sôi vào ấm, đậy nắp nhanh. Tưới nước sôi lên ấm trà để cho nóng cả bên ngoài. Khi trà “nước đầu” đã ngấm, rót ra chén “tống” rồi chia đều ra những chén “quân”, nửa chén thôi. Đổ nước sôi vào ấm để lấy “nước thứ hai”. Nước thứ hai ngấm thì rót tiếp vào chén “tống” rồi lại chia đều thêm cho chén “quân”. Uống trà phải còn nóng, chén trà còn bốc khói nhẹ. Uống trà cũng là cả một nghệ thuật. Cách cầm chén trà đưa lên miệng sao cho thanh lịch, uống trà phải cho từ tốn, trân trọng và tận hưởng được các mùi, vị cao quý của trà. Thưởng thức trà cũng là một biểu tượng của văn hóa mà. Nói ra thì còn nhiều lắm. Chẳng thế người Tầu, người Nhật đã đưa việc uống trà lên hàng nghệ thuật cao, còn đưa lên hàng “trà đạo” nữa. Thường là phát xuất từ những vị cao tăng sống ẩn dật ngày xưa. Cụ Từ cười nói thêm: - Cũng như uống rượu, uống trà cũng phải có bạn trà hiểu được cái “ẩm nhi tri kỷ vị”. Chúng tôi được cụ Từ và ông chủ nhà hàng, đều là những người sành uống trà, chỉ vẽ thêm cho về nghệ thuật uống trà. Chúng tôi vừa thưởng thức trà vừa ngồi nói chuyện với nhau. Nay chúng tôi mới thấm thía câu “đi một quãng đàng, học một sàng khôn” của các cụ ngày xưa để lại. Thấy trời đã khuya, cụ Từ nhắc nhở chúng tôi đi ngủ để ngày mai dậy sớm lên đường thăm thú vài nơi khác nữa của cố đô Hoa Lư. Mọi người lục đục trở về phòng. Hội đưa cụ về nhà người bạn của cụ rồi mới quay trở về.
*** Tôi và Thi còn đứng lại trên sân thượng ngắm trăng. Chúng tôi đứng bên nhau, tựa tay trên thành lan can nhìn những rặng núi xa xa ẩn hiện mờ mờ dưới ánh trăng. Những ngôi sao lấp lánh trên cao. Chúng tôi đứng bên nhau khá lâu trong sự yên tịnh. Mọi cảnh vật chung quanh tưởng như đã rủ nhau đi ngủ, chỉ trừ còn hai đứa chúng tôi. Tôi lên tiếng: - Thế là ngày mai chúng ta trở về Hà Nội. Ngày vui qua mau quá nhỉ. Ngày kia (ngày mốt) chúng ta lại phải vật lộn với công việc hàng ngày rồi. Thi nhìn tôi với ánh mắt đầy tha thiết: - Từ nay, anh đi học hay đi dậy kèm về, anh nhớ ghé ăn cơm chung với em. Em đủ lớn rồi, đã biết tự lo cho mình mà. Anh không cần phải săn sóc hay quan tâm đến em nhiều như xưa nữa. Em cũng phải có bổn phận với anh nữa chứ. Tôi nhìn Thi, nhẹ vuốt tóc nàng: - Cám ơn em! Em cũng bận, đâu có thua gì anh đâu. - Em còn có thì giờ để xin anh cho em đi làm thêm cơ mà. Tôi véo má Thi: - Ừ, nếu thế thì anh nhận sự giúp đỡ của em. Anh hứa sẽ về ăn cơm chung với em. Em nhớ nấu thêm phần cơm cho anh nữa nhé. Thi vui mừng nắm tay tôi: - Như vậy em sẽ cảm thấy vui và yên lòng hơn. Thi nhìn tôi trìu mến: - Và em phải công bình với anh nữa chứ. Cứ bắt anh lo cho em mãi sao! Tôi ngửng đầu lên trời nhìn những ngôi sao sáng, nói nhẹ với Thi: - Anh cám ơn em! Em đã cho anh những giây phút hạnh phúc tuyệt vời. Anh sẽ nhớ mãi đêm nay ... và ở chốn này. Thi cảm động, nắm tay tôi cùng đi về phía phòng ngủ. Qua phòng ngủ của tôi Thi nói nhỏ: - Chúc anh ngủ ngon! - Chúc em ngủ ngon! Bất chợi, Thi cắn mạnh vào cánh tay tôi rồi vội nhả ra. Tôi giật mình hỏi: - Sao em lại cắn anh?! Thi cười nũng nịu đáp: - Tại em thấy muốn cắn anh! - Thế em không muốn hôn anh à? Tôi vừa nói vừa đưa má tôi về phía Thi. Thi ngập ngừng, rồi vội hôn tôi một cái thật nhanh như sợ có ai trông thấy. Thi chỉ vào mặt tôi cười, nói nhỏ: - Anh khôn quá! Lúc nào em cũng phải thua anh! Nói xong Thi vội vã quay bước về phía phòng mình. Tôi đứng nhìn Thi cho tới khi nàng khuất bóng sau cánh cửa. Vài con chim bay đêm cất tiếng kêu rời rạc rồi xa dần. Không gian yên tĩnh lại phủ xuống. Ánh trăng vẫn vằng vặc trên cao cùng với những ngôi sao nhấp nháy. Tôi mỉm cười bước vào phòng ngủ với sự an bình và niềm hạnh phúc vô biên. *** Xin mời nghe bản nhạc *** Ghi chú (1) Những câu chuyện liên quan tới vấn đề y học trong loạt bài này chỉ nhằm trong phạm vi câu chuyện mà thôi. Người viết không chịu trách nhiệm về sự ứng dụng trong thực tế. (2) Vitamin trong lá trà rất nhiều, chúng duy trì và phát huy chức năng sinh lý bình thường của cơ thể cho nên uống trà có thể bổ sung các loại vitamin mà cơ thể thiếu, như trong đó vitamin E có khả năng chống lão hóa. Sách tham khảo về trà ![]() |