Page 23 - TapGhi-ThuHoa
P. 23
Tạp Ghi Lan Man ■ 23
Cụ Nguyễn Công Trứ đã hóa giải nụ cười như
sau:
Ngồi buồn mà trách Ông xanh
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
Còn cụ Phan bội Châu thì mượn nụ cười để giải
hận:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Nhưng Nguyễn Khuyến thì trung dung hơn:
Được thua hơn kém lưng bồ rượu
Hay dở khen chê một nụ cười.
Còn nhà văn Nguyễn văn Vĩnh thì lại hóm hỉnh
hơn: “Việt Nam ta có thói quen là gì cũng cười, khen
cũng cười, chê cũng cười, hay cũng hì mà dở cũng
hì, nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm
trang”.
Cười là một động tác bẩm sinh, xuất hiện từ khi
vừa mới chào đời, mặc dù chưa biết nói nhưng trẻ
đã biết cười mỉm hoặc cười khúc khích rung rinh cả
lồng ngực lúc đang say ngủ mà người ta thường bảo
đó là do mụ bà dạy cười.
Rồi càng lớn, nụ cười càng gắn liền với bé, khi
được nghe gọi tên, được ẵm bồng hay trêu chọc, bé
đều luôn nở những nụ cười ngây thơ trong sáng. Và
những nụ cười đó đã tỏ rõ niềm vui mỗi khi có điều
gì thích thú, thỏa mãn.
Nguyễn Thu Hoa