|
Bùi Trọng Cường (Carindale, Queensland, Australia) :
(LTS: Thư này TH Bùi Trọng Cường viết sau
chuyến đi tham dự đại hội họp mặt THĐL Âu châu trở về (9/2004), nhưng
gửi đến Bản tin THĐL lúc bản tin 24 (2004) đă đưa ra nhà in. Do đó mà
đành phải phổ biến trễ … một năm! Bằng email, ban biên tập đă báo tin TH
BT Cường biết ngay khi nhận được bài, và bây giờ xin các thân hữu chịu
khó đọc ... trễ vậy.) Thưa các anh các chị các bạn, Chúng tôi vừa về đến Úc sáng nay 1-10 nên viết vội vài hàng cảm ơn tất cả các anh các chị các bạn. Tôi viết thư này để chúng ta cùng xem, dù có một vài quư vị chưa quen biết nhau nhưng tôi nghĩ "tứ hải giai huynh đệ", hơn nữa chúng ta cùng là người Việt hải ngoại nên xin cứ xem như "trước lạ sau quen". Hy vọng các anh các chị các bạn đồng ư. Đến Âu châu và Paris lần đầu tôi phải kể đến công lao của anh Tư, người đă bỏ ra hai ngày để giới thiệu và chỉ dẫn rất rơ ràng và rành mạch từ cách chọn và đổi tuyến đường để chúng tôi có thể di chuyển và đi lại trong Paris bằng xe metro rất dễ dàng. Nh́n những ông tây bà đầm, lớn có trẻ có, đua nhau chạy lên chạy xuống các cầu thang để đáp các chuyến metro để đi làm hay đi học tôi đă hiểu được tại sao số người bị overweight hay obese ở Paris ít hơn ở những nước khác trong đó có Úc. Ngay ngày đầu sau khi vừa ngồi máy bay 27 giờ để đến Paris, thể theo lời yêu cầu của chúng tôi, Anh Tư đă đưa chúng tôi đi xem những thắng cảnh của Paris như Sacré-Coeur, Arc de Triomphe, Đại lộ Champs Élysées … Từ Sacré Coeur nh́n Paris chúng tôi đă có một cái nh́n rất khái quát về thành phố ánh sáng này. Khu phố lân cận của Sacré Coeur với những nghệ sĩ sẵn sàng vẽ chân dung của bạn trong một thời gian chớp nhoáng 3 phút nhưng cũng không ngại ngùng để mở miệng đ̣i đến $E80 cho tác phẩm của ḿnh, những cửa hàng bán tranh ảnh kỷ niệm, những quán café san sát nhau đă cho khu này những sắc thái rất đặc biệt của nó. Tại đây tôi đă "nhẹ dạ" để một anh nghệ sĩ người Ư vẽ "chân dung" chớp nhoáng trong 3 phút, bức tranh trông khá giống tôi hồi … 20 năm về trước. Sau khi trả giá ráo riết tôi chỉ mất có $E10 nhưng cũng vẫn bị cằn nhằn quá chừng! (Ai cằn nhằn th́ chắc quư vị biết rồi, chả nhẽ lại là anh Tư.) Tại Arc de Triomphe, chúng tôi khá ngạc nhiên khi đă cùng anh Tư từ từ từng bậc leo hết được 284 bậc thang dẫn lên tận nóc của địa điểm nổi tiếng này mà chỉ có thở dốc chút chút thôi. Thế mới biết là "càng già càng dẻo càng dai" phải không anh Tư? Từ đó chúng tôi đă có một cái nh́n gần hơn và đẹp hơn của Paris. Sau đó chúng tôi đă thả bộ gần hết đại lộ Champs Élysées để vừa hàn huyên vừa ngắm cảnh trên con đường mang thật nhiều di tích lịch sử này. Rời đại lộ Champs Élysées, chúng tôi đă đến thăm Ṭa thị chính của Paris nơi Tổng thống J. Chirac trước khi đắc cử Tổng thống đă làm Thị trưởng một thời gian. Tại đây tôi cũng đă kư tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp mạnh hơn cho hai kư giả Pháp hiện đang bị bắt cóc tại Iraq. Sau đó chúng tôi đến thăm nhà thờ Notre Dame nhưng lúc đó trời bắt đầu tối, vả lại cũng đă thấm mệt nên chúng tôi đă không vào hẳn trong nhà thờ mà chỉ chụp ảnh ở ngoài. Hy vọng trong chuyến Pháp du tới sẽ có nhiều th́ giờ hơn. Sau bữa ăn tối ở đại lộ St. Michel gần khu nhà thờ Notre Dame với hai món ăn khoái khẩu của dân Tây là"đùi ếch và ốc" chúng tôi đă xuống tàu (một loại bateaux mouches) để đi du ngoạn trên sông Seine ban đêm. Tối hôm ấy dù bị gió thổi khá lạnh nhưng chúng tôi thật sự đă được thưởng thức cái đẹp của Paris về đêm. Về đến khách sạn ở khu 13 đă gần nửa đêm, dù cơ thể mệt mỏi nhưng v́ những xáo trộn về giờ giấc chúng tôi cũng chỉ ngủ được có hơn bốn tiếng đồng hồ. Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm sửa soạn cho ngày thứ hai ở Paris, v́ sợ trễ nên chúng tôi đă cố gắng rời khách sạn sớm để giữ đúng hẹn với anh Tư. Điểm hẹn là tháp Eiffel khoảng 10:30 sáng. Dù chúng tôi đă nhường chỗ cho người địa phương đi học và đi làm trên những chuyến metro, chúng tôi đă đến tháp Eiffel lúc 9 giờ. Nhưng buồn thay, trái với sự đồn đăi của mọi người rằng khu chân tháp lúc nào cũng đông khách du lịch, hôm nay sao vắng quá mà lại lảng vảng có bóng của vài chú lính ôm súng đi qua đi lại. Hỏi ra mới biết v́ có lịnh đề pḥng khủng bố nên hôm nay tháp tạm đóng cửa. Buồn năm phút. Chúng tôi quyết định đi t́m Internet café để liên lạc về Úc nhưng buồn thay là cả khu phố đó dù có rất nhiều quán café nhưng đều không có internet. Trong khi tản bộ đi t́m chúng tôi đă đi qua Ṭa đại sứ Úc, sau khi nghe tôi tŕnh bầy anh nhân viên gác cửa đă đồng ư cho chúng tôi vào thư viện của Ṭa đại sứ để sử dụng phương tiện tại đó. Nhưng hôm đó là ngày xui nên cái computer để trong thư viện lại bị hỏng thành ra sau hơn một giờ đi bộ ṿng quanh khu phố chúng tôi đành phải trở lại chân tháp để gặp anh Tư. Sau đó chúng tôi đă theo anh Tư đi sang ṭa nhà đối diện với tháp để chụp ảnh tháp Eiffel nh́n… từ xa. Anh Tư đă tính trước chương tŕnh nên sau khi giải lao chúng tôi đă t́m đường đến Bảo tàng viện Guimet. Tại đây chúng tôi đă được nh́n thấy tận mắt trống đồng Đông sơn, mô h́nh cách kiến trúc thành lũy của nước ta hồi xưa, vài di tích nghệ thuật của người Chàm cũng như các nền văn minh Á châu. Sau bữa ăn trưa chúng tôi đă dành cả buổi chiều để gửi email, mua đồ kỷ niệm, thăm khu buôn bán Chatelet và trung tâm Pompidou với một lối kiến trúc khá lạ mắt. Ở ngoài và nh́n từ xa trung tâm trông giống như một cơ xưởng nhưng ở trong lại là một trung tâm trưng bầy nghệ thuật và văn hóa Pháp rất đáng xem. V́ không đủ thời giờ chúng tôi chỉ ghé qua vườn Luxembourg trước khi đi về quận 16. Cả buổi tối hôm đó chúng tôi đă ở trong hí viện Moulin Rouge xem nhẩy múa. Hí viện nhỏ, khá cũ, ồn ào đầy ắp khán giả mà đại đa số là… đàn ông… Á châu! Hỏi ra mới biết là tại các nước như Nhật, Đài loan, Thái lan, Trung cộng … đi xem Moulin Rouge đă được quảng cáo như một sắc thái chính của việc đi chơi Paris và vé máy bay đi Paris đă bao gồm luôn cả tiền vào cửa đi xem show! Sau hai ngày được "huấn luyện", chúng tôi cảm thấy đă tự lo liệu lấy được về đường đi nước bước nên đă cảm ơn và chia tay anh Tư trước khi vào xem show. Một lần nữa cảm ơn anh Tư rất nhiều, rất mong có ngày được đón tiếp anh ở Brisbane, Úc Đại Lợi. “Nếu các em đúng là những người ở hotel này… hăy gọi lại cho anh về số… ”Đó là câu đầu trong message anh Tuân đă để lại sau khi anh đă vượt hơn 400km từ Belfort về t́m chúng tôi. Anh Tuân là anh họ của Dzung đă đi Pháp du học khi c̣n bé, hai anh em đă không gặp nhau 44 năm nay. Cả ngày hôm ấy chúng tôi cùng với anh Tuân đă đi thăm những thắng cảnh khác của Paris như khu Đại học Sorbonnes, Quartier Latin, trở lại vườn Luxembourg, công trường Concorde, Opéra de Paris... bằng những chiếc xe hop on hop off autobus đỏ thật tiện lợi. Anh nay đă về hưu và chúng tôi cũng chẳng c̣n trẻ nữa nên chuyến đi thăm Paris này đă để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm không những đẹp mà c̣n nhiều ư nghĩa nữa. Anh Tuân, chúng em thành thật xin lỗi đă để anh đi t́m và chờ đợi. Chúng em rất trân quư những t́nh cảm anh đă dành cho chúng em. Hy vọng được gặp lại anh một ngày không xa. Sau khi chia tay anh Tuân chúng tôi lại trở lại sông Seine để… theo lời Dzung nói “thưởng thức một lần nữa cái đẹp trên sông của Paris về đêm”. Cả buổi sáng hôm sau chúng tôi đă dành th́ giờ để đi thăm quận 13, những khu phố Tầu, phố Việt, những cửa hàng bán đủ loại hoa quả Á châu như măng cụt, chôm chôm, mít, xoài, sầu riêng, nhăn, trám tươi… Ở Úc cũng có nhưng phải đợi đến mùa mới được ăn, ở Paris th́ có thể mua được tất cả mà không phải đợi mùa. Buổi chiều trên đường đi đón hai cháu An và Đan Thanh đến từ Glasgow và Luân đôn chúng tôi đă có dịp vào thăm Palais de Congrès của Paris, khá tân kỳ và đồ sộ. Sáng thứ bảy 18/9 trong khi hai cháu An và Đan Thanh đi thăm Paris, chúng tôi rời khách sạn và dời về Trung tâm FIAP để tham dự lễ khai mạc Đại hội Họp mặt Thân hữu Điện lực 2004. Không khí thân mật, những gương mặt của bạn bè cũ mới, những bản đơn ca của các anh chị ca sĩ địa phương, những bản hợp ca của ban hợp ca "Nửa thế kỷ", những bản nhạc hát "chay", những câu chuyện cười… đă làm bốn giờ đồng hồ chiều hôm ấy qua thật nhanh. Sự khéo léo của ban tổ chức, các anh Thuần, anh Thọ, anh B́nh, anh Hữu, anh Quyên, anh Trường, anh Hoàng… với sự tiếp tay của các chị đă cho chúng tôi một không khí thật thoải mái, ấm cúng. Chúng tôi vẫn c̣n nhớ tài điều khiển và hô hào của "nhạc trưởng Hoàng", những câu chuyện cười đến chẩy nước mắt của anh Thực ngày hôm đó, và trong những chuyến đi thăm cung điện Versailles, Bruxelles, Ḥa lan. Những chuyến đi thăm chớp nhoáng mà có anh gọi là "cỡi hoa xem ngựa", à quên "cỡi ngựa xem hoa" ở Bruxelles và Volendam đó cũng đă cho chúng tôi một khái niệm tổng quát về hai quốc gia Bỉ và Ḥa lan với những thắng tích lịch sử như Manneken-Pis, hay cách tạo dựng một làng đánh cá nhỏ nhưng thật dễ thương Volendam. Bữa cơm tối rất thịnh soạn tại nhà anh Hữu dù là vừa ăn vừa chạy mưa trong cái lạnh của thành phố Bruxelles nhưng thật vui và dễ thương. Dzung gửi lời thăm và cảm ơn chị Hữu nhiều lắm. Hai bài hát Ly Rượu Mừng và Ngày Về dù đă được hát đi hát lại nhiều lần nhưng tôi cảm thấy h́nh như mỗi lần hát một đều hơn, hay hơn. Tóm lại, các anh các chị đă tổ chức một Đại hội thật thành công đầy t́nh người. T́nh bằng hữu rất đáng quư nhất là khi tất cả chúng ḿnh đều đă "quá nửa thế kỷ". Chúng tôi trở về Úc với đầy ắp những kỷ niệm những h́nh ảnh thân thương của Đại hội Họp mặt Thân hữu Điện lực Paris Bruxelles 2004. Thành thật cảm ơn tất cả các anh các chị. Hẹn gặp lại một ngày không xa. Sau khi chia tay các anh chị để ở lại Amsterdam, chúng tôi đă liên lạc ngay với anh Lại Mạnh Cường bạn cùng khóa Y khoa với chúng tôi (1). Hồi đó trong năm thứ nhất cả lớp có đến 5 người tên Cường nên Lại Mạnh Cường được đặt tên là Cường longus v́ là người dong dỏng cao, tôi được đặt là Cường magnus có lẽ v́ to và hơi mập. Tất cả những chữ longus, magnus, brevis … đều lấy từ tên của một nhóm bắp thịt ở mông mà ra. Sở dĩ tôi phải dài ḍng v́ hôm đó đứng đợi Cường longus ở công trường trước ṭa nhà có tên là Madame Tussaud chúng tôi cứ để ư t́m một người dong dỏng cao, ai ngờ đâu sau 10 năm không gặp bây giờ longus cũng biến thành… đại magnus luôn. Gặp nhau mừng quá Cường chở chúng tôi đi một ṿng thành phố, giới thiệu những nét chính của Amsterdam, sau cùng, Cường đă dẫn chúng tôi vào thăm một nhà thương khá tối tân nơi Cường đă làm việc. Tối hôm đó chúng tôi về ngủ tại một khách sạn ở Volendam, làng đánh cá nhỏ nhưng thật dễ thương mà chúng tôi vừa đến thăm ban sáng. Suốt bữa cơm tối hôm đó chúng tôi đă nói chuyện thật vui, hết chuyện thầy đến chuyện bạn rồi chuyện đời, chuyện nước, đến hơn 11giờ mới thả cho Cường về. Sáng hôm sau Cường đă chỉ vẽ, giảng nghĩa trên bản đồ rồi lại chở chúng tôi đi xem những con đê mà người Ḥa lan đă xây để chận nước lấy đất làm ruộng đúng như câu nói “chính người Ḥa lan đă tạo nên nước Ḥa lan”. Buổi chiều sau khi đi xem tranh của Van Gogh xong chúng tôi đă nhờ Cường đưa đi lấy xe để sửa soạn lái đi Bỉ. Cường ơi, cảm ơn mày nhiều lắm, nhờ mày mà tụi tao mới có được một ít hiểu biết về vấn đề"lập quốc" của người Ḥa lan, cảm ơn cả tập bản đồ Âu châu và những lời dặn ḍ thật cẩn thận của mày. Tiếc là tụi ḿnh không đi chung được nếu không c̣n nhiều chuyện vui nữa. Chiều hôm đó trời mưa thật to, nạn kẹt xe đă xẩy ra trên tất cả các xa lộ. Đủ loại xe đă nối đuôi nhau chạy thật chậm ra khỏi Amsterdam. Dù Cường đă dặn rằng Bruxelles chỉ cách Amsterdam có hơn hai giờ lái xe thôi, tối hôm đó chúng tôi đă chạy luôn một lèo về đến… Pháp. Măi đến khi thấy chữ "Bienvenue à la France" chúng tôi mới biết ḿnh đă đi lố đến cả trăm cây số. Thành ra sau khi hỏi thăm được đường để ṿng lại, măi đến sau 12 giờ đêm chúng tôi mới về đến khách sạn. Thôi cũng đành vậy chứ biết sao? Trời mưa to, kẹt xe, chạy đằng sau một dăy 3,4 cái xe trucks và bị chúng che mất cái bảng chỉ đường thế là xong, đường ta ta cứ đi và đi luôn về Phú Lăng Xa! Dzung an ủi dù bị bỏ đói ”đi lạc nhưng không sao v́ nơi nào cũng… lạ cả”. Sáng hôm sau chúng tôi quyết định đi Brugge dù trời hăy c̣n mưa nhưng ít hơn. Lái trở lại con đường đi lạc hôm qua tôi nghĩ nếu biết trước tôi đă ngủ lại Brugge rồi. Khi đến nơi th́ mưa tạnh hẳn, thành phố Brugge khá đẹp tấp nập khách du lịch từ khắp nơi đổ về. Chúng tôi đă có được một ngày khá đẹp và vui. Tối hôm đó chị Mai bạn cùng lớp đă đến đón chúng tôi tận khách sạn v́ sợ chúng tôi đi lạc nữa. Sau 10 ngày nhớ cơm, tối hôm đó chúng tôi được ăn một bữa cơm Việt nam rất ngon tại nhà hàng Le Tournesol. Cùng ăn ngoài chị Mai c̣n có chị Mỹ Lộc và phu quân là anh Nhơn, rất tiếc là chị Nhung v́ không được khỏe nên đă không đến được. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện nhưng có lẽ tôi đă nói nhiều nhất v́ có bổn phận phải quảng cáo cho Đại hội Y Nha Dược vào cuối năm nay tại Sydney. Đại hội 2 năm tổ chức một lần nhưng là lần đầu tiên tổ chức tại Úc quá xa lạ đối với các bạn ở các châu khác, cái xứ "down under" có ǵ đâu mà phải đi xem thành ra ban tổ chức đă giao cho tôi cái nhiệm vụ làm "mơ làng" này. Cảm ơn chị Mai, chị Mỹ Lộc và anh Nhơn nhiều lắm, bữa cơm tối thật ngon, không khí rất ấm ḷng, ảnh của tụi ḿnh tôi đă dán vào album rồi. Nghe nói anh Nhơn và chị Mỹ Lộc sẽ sang dự ĐH phải không? Hẹn gặp anh chị cuối năm nay, lớp 67-74 ngoài anh chị ra đến hôm nay đă có On, Kim Dzung, Thúy Đoan, Hào, Hiển, Ḥa, Cường ghi tên hy vọng sẽ có thêm Bích Vân nữa. Ngày hôm sau chúng tôi rời Bruxelles lái xe đi Luxembourg hôm sau nữa sáng đi Trier chiều về Liège và đến tối th́ về Massrecht. Đúng là "cỡi ngựa xem hoa" thành ra đi nhiều nhưng chẳng xem được bao nhiêu. Sáng chủ nhật 26-9 chúng tôi quyết định về lại Armsterdam sớm để đi chơi với Cường longus. Trưa hôm đó Cường đă đưa chúng tôi về khu nhà của ḿnh chụp ảnh, apartment ở trên từng cao nh́n xuống một con kênh nhỏ có cả ngỗng và vịt trời; khu vực rất đẹp, yên tịnh mà lại gần thành phố. Chụp ảnh xong Cường đă đưa chúng tôi đi thăm một số chỗ mà theo lời Cường nói là "đă đến Amsterdam nên đi xem".
Cường ơi, cảm ơn mày đă đưa tao và Dzung đi
thăm rất kỹ thành phố Amsterdam. Tao về đây giờ này c̣n nhớ những câu
nói, vẻ mặt khi th́ khoái trá, khi th́ châm biếm khi th́ chịu đựng của
mày và cả cái xe Opel mầu xanh có bảng số GHHG nữa. Chúc mày khỏe mạnh,
vui nhiều, khi nào có thể đi chơi được nhớ báo cho tao biết tao sẽ dàn
xếp để mày sang tụi tao chơi.
Qua chuyến đi này chúng tôi biết được khá nhiều
điều, hay có, lạ có, không hay lắm cũng có, của Âu châu, nhưng nói chung
đă là một chuyến đi đáng nhớ, quen được một số bạn mới, thăm được một số
bạn cũ.
Trong tương lai nếu có anh chị nào định đi thăm Úc
châu nhớ cho chúng tôi biết, nếu không làm hướng dẫn viên cho quư vị
được chúng tôi cũng sẵn sang giúp quư anh chị hoạch định chương tŕnh
cho chuyến du lịch được hoàn hảo.
Bùi Trọng Cường & Nguyễn Thị Kim Dzung
(Tháng 10-2004)
(1) Ghi chú của "ṭa soạn
BTTHDL": BS Lại Mạnh Cường này là em rể của TH Lê Hùng ở Nam Cali.
Đồng Thị Hân (Waterloo, IA)
: Chuyến Đi Thân Hữu
(LTS: Bài viết này TH Đồng Thị Hân viết sau
chuyến đi tham dự đại hội họp mặt THĐL Âu châu trở về (9/2004), nhưng
cũng gửi đến Bản tin THĐL lúc bản tin 24 (2004) đă đưa ra nhà in. Do đó
mà cũng đành phải phổ biến trễ … một năm! Bằng email, ban biên tập đă
báo tin TH ĐT Hân biết ngay khi nhận được bài, và bây giờ xin các thân
hữu chịu khó đọc ... trễ vậy.)
Từ khi c̣n là học sinh năm đầu của trường nữ Trung
học Gia Long, Sài g̣n, ngày xưa gọi là lớp Đệ thất, hai bài kim văn mà
tôi nhớ măi là “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, “Ngày khai trường” của nhà
văn Pháp Anatole France. Cả hai bài đều tả cảnh mùa thu, mùa tựu trường
của học sinh. Trong đó, mùa thu Paris có những bầu trời chập chùng mây
trắng, với cậu bé Anatole France hằng ngày băng qua vườn Lục xâm bảo để
đến trường...Và đă lâu lắm rồi tôi vẫn ước mơ có ngày viếng thăm Paris,
nơi được mệnh danh là “Kinh đô ánh sáng” ...
Đại hội THĐL VNHN 2004 đến với gia đ́nh chúng tôi
như một món quà lưu niệm đáng quí. Sau những ngày liên lạc bằng email
với các anh trong ban tổ chức, chúng tôi đến Paris trong niềm vui háo
hức. Chúng tôi được các anh đón về khách sạn Fiap nơi sẽ diễn ra cuộc
họp mặt thân hữu. Nơi đây chúng tôi gặp gỡ các anh chị đồng nghiệp cũ,
hàn huyên tâm sự vui vẻ, tôi cảm thấy ấm áp t́nh người v́ được nói và
được nghe âm thanh tiếng Việt nam yêu dấu tại kinh thành hoa lệ này.
Ngay chiều 16-09-04 với tấm bản đồ trong tay chúng
tôi thả bộ về Chinatown thuộc quận 13 để t́m về các món ăn quê hương.
Nhưng v́ đây là lần tiên đến Paris, nơi quá xa lạ, không quen đường xá,
nên sau ba lần bốn lượt lạc đường cuối cùng chúng tôi mới t́m ra được
tiệm ăn vừa ư. Sáng hôm sau chúng tôi cùng các anh chị LM Châu, anh chị
LC Huấn t́m đường đến thăm Vườn Lục xâm bảo. Tản bộ trên đường phố Paris
mà tôi cảm thấy như đang đi trên Tự Do, Lê Lợi của Sài g̣n trong những
năm tháng trước 1975...
Tạm biệt để giă từ.
Chúng tôi chân thành cám ơn anh Quyên, anh Hữu,
các anh, chị khác mà chúng tôi không biết tên ở Brussels đă tận t́nh lo
lắng về nơi ăn chốn ở cũng như tổ chức chu đáo du ngoạn Bỉ, Ḥa lan.
Chúng tôi không thể nào quên được tấm ḷng ưu ái của các anh chị về
những món ăn đậm t́nh quê hương… những nụ cười ấm áp. Bài ca T́m về
tổ ấm được cất lên mặc cho bên ngoài trời mưa lạnh. Đến đây thêm một
lần nữa cám ơn gia đ́nh anh chị Hữu đă cho anh chị em chúng tôi trở về
khách sạn bằng những chuyến đi con thoi do chính anh và các con anh thực
hiện.
Làm sao chúng tôi có thể quên được anh VV Hoàng,
người nhiệt t́nh và hăng say nhất, trên sân khấu cũng như trong các buổi
du ngọan, hành tŕnh Bỉ-Paris. Làm sao chúng tôi quên được người bạn
thân hữu và cũng là tri kỷ – anh chị Nguyễn Thanh Ngọc – mặc dù chúng
tôi chỉ mới gặp nhau lần đầu ở Paris. Anh chị đă lái xe đưa chúng tôi
thăm viếng tháp Eiffel, Khải hoàn môn, ngắm ḍng sông Seine về đêm, hàn
huyên tṛ chuyện đậm đà thân mật. Sau buổi chia tay trở về Paris, anh
chị là người đă nhiệt t́nh giúp đỡ gia đ́nh tôi và gia đ́nh anh chị NK
Tâm (Canada) t́m được khách sạn, tạm dừng chân qua đêm để hôm sau trở
lại Mỹ. Chúng tôi cùng anh chị Tâm c̣n được anh chị mời dự tiệc cuối
cùng tại nhà hàng Cây Ớt.
Tất cả những ǵ chúng tôi nhận được qua cuộc hành
tŕnh đều đă được ghi đậm trong kư ức và trở thành một kỷ niệm khó quên!
Ngày vui qua mau … để rồi giờ đây mỗi người một phương trời nhưng trong
ḷng chúng ta các THĐL vẫn chung một ước nguyện: “Họp mặt hàng năm’’ như
âm vang của bài hát: “T́m về tổ ấm”.
Nguyễn Gịu Hùng (San Jose,
CA) – 17 Dec 2004 :
... Cám ơn anh đă gửi cho tôi bộ DVD gồm 3 đĩa về
đại hội THDL bên Âu châu. Tối qua đi công chuyện về hơi khuya, nhận được
quà, lấy ra xem liền. Xem đến gần hai giờ sáng th́ xong trọn bộ..
Tuy đại hội bên Âu châu không được đông như những
Đại hội tổ chức bên Mỹ, nhất là miền Nam Cali, điều đó cũng dễ hiểu,
nhưng cũng vui và xôm tụ lắm. Đủ lễ bộ các món ăn chơi lẫn ăn thật. Các
anh cứ để máy đứng yên một chỗ trên tripod quay trọn bộ phải không? Có
lẽ v́ thế nên rất đầy đủ. Nhờ cuốn phim của anh, giúp tôi nhớ và nhận ra
được một số thân hữu rất quen thuộc, có người quen mặt mà lại quên tên,
có người quen tên mà lại quên mặt. Loanh quanh lẩn quẩn lại cũng chỉ tại
cái tuổi già: hay quên.
Anh B́nh thật dễ thương trong vai tṛ điều khiển
chương tŕnh. Phải nói là quá dễ thương. Tôi nhớ lại khuôn mặt dễ thương
của anh ấy lúc đứng đằng sau nghe ông cựu TGĐ Điện lực ngày xưa nói
chuyện. Khuôn mặt anh ấy lúc đó sao nó “linh động“ và “phức tạp“ đến
thế, tôi cứ cười măi...
Anh Vơ Văn Hoàng học lớp tôi, lúc nào cũng sinh
động cả, hồi đi học cũng thế, chỉ khác xưa một điều là “tóc gió thôi
bay“ nhiều quá. Nh́n người lại ngẫm đến ta. Có phải chị Châu Huyền viết
bài Chợ quán trong báo THDL số 23 là chị người dong dỏng cùng phu quân
lên hát đó chăng? Tôi rất ngưỡng mộ văn phong của chị trong bài Chợ quán
ấy. C̣n “cọp Chợ quán“ (lời của anh chứ không phải của tôi đâu đấy) h́nh
như già đi so với năm trước. Văn vơ bá quan, mỗi người một vẻ. Người nào
tôi cũng có cảm tưởng như có h́nh ảnh của ḿnh lẫn vào trong đó. Phải
chăng lư thuyết bất nhị của nhà Phật là đây. (Cười!)
Cảnh vật Âu châu khác với Mỹ, đẹp xấu th́ chưa
phân định được. Có lẽ tôi phải làm một chuyến qua đó.
Trong buổi chia tay, Anh tuyên bố câu cuối cùng
rất “đẹp“, tôi chịu nhất câu ấy, ngắn gọn thôi nhưng thật đầy đủ ư nghĩa
của nó, mang đúng tinh thần đặc thù của Thân hữu Điện lực chúng ta. Câu
nói đó hẳn phải mang tính lịch sử của THDL. Tôi khoái câu này. Làm sao
anh nhớ hết được mọi người thế nhỉ. Phục quá. Phải chi anh chia sẻ trí
nhớ đó cho tôi một tư th́ tôi đâu có bị các THDL miền Bắc Cali cười v́
cứ ngớ nga ngớ ngẩn mỗi khi phải nhắc đến tên ai. Mất tự tin quá.
Nói tóm lại là tôi đă xem bộ DVD của anh gửi cho
một cách rất thích thú và vui. Cám ơn anh.
Nhiều Thân Hữu |