Bản Tin
THÂN HỮU ĐIỆN LỰC
Số 25

TRONG SỐ NÀY

Thư từ liên lạc

Nguyễn Công Thiuần

Thư cuối năm

Nguyễn Trọng Dzũng

C̣n gặp nhau (Trích liên mạng)

(Thơ) Tôn Nữ Hỷ Khương

Bài phỏng vấn GS NK Nhẫn về điện hạt nhân  Nguyễn Khắc Nhẫn

Viếng bạn miền xa

Sông Đồng Nai

Sung sướng tuổi già (Thơ)

Tràm Cà Mau

Về hưu (Thơ)

Thu Hoa

Chỉ một sát na hơi thở mà thôi

Sương Lam

Người c̣n đó tôi c̣n đây (Thơ)

Sương Lam

T́nh đầu

Hiền Vy

Mạ của con (Thơ- Trích liên mạng)

(Dịch của Susan Schultz) CNB

Bài t́nh thơ tháng sáu (Thơ)

Sương Lam

Louisiana với thành phố New    Orleans                      Lang Thang

Tại sao tôi bị đưa ra Bắc

Nguyễn Trọng Dzũng

Xóm đạo Houston

Nguyễn Phục Hưng

Con gái người dưng

(Trích liên mạng) Hoàng Lan Chi

Đọc báo giùm các bạn

NCT

Dỗ cháu (Thơ)

DLK

Gió mùa thu(Thơ)

Thu Hoa

Chuyện ... lẩm cẩm

Nhiều thân hữu

Tạp ghi i-meo

Nhiều thân hữu

Tạp ghi Hai Hát

Hai Hát

Tấm ảnh năm xưa

 (Thơ)

NMB

Tạp ghi Cậu Năm

Cậu Năm

Tạp ghi Thu Hoa

Thu Hoa

Nhớ về nha Trang Bị (Thơ)

Thu Hoa

H́nh ảnh sinh hoạt

Nhiều thân hữu

T́nh thân hữu bao la

Vơ Văn Hoàng

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Paris-Brussels, Âu châu, 9/2004

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐ Úc châu tại Brisbane, Queensland, Úc, 3/2005

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Montréal, Canada, 7/2005

Nhiều thân hữu

Sổ tay sinh hoạt

Nhiều thân hữu

Chúc mừng

Phân ưu

Trần Trung Tính (San Diego, CA) : Lại Một Lần Sang Canada

Năm nay đại hội họp mặt THĐL VNHN đă diễn ra đúng theo lịch tŕnh đă qui định như các anh chị ở Montreal Canada đă gồng ḿnh đứng ra tổ chức. Cứ nh́n các lần tổ chức hằng bao nhiêu năm qua, nếu tổ chức theo "truyền thống" tháng 7 hàng năm th́ đều có kết quả tốt đẹp do cái thời gian đó đa số là ngày lễ lớn. Tuy năm nay các anh chị ở Canada tổ chức hơi trệch một chút về cuối tháng nhưng cũng tạm gọi là kha khá khi "toàn dân ta" đă gom lại được gần đầy hai xe buưt cho chuyến đi du ngoạn.

Xin các thân hữu chịu khó “xem mặt đặt tên”.

Nh́n chung th́ đại hội THĐL ở đâu đâu trên cái thế giới ta bà này th́ dân Cali, hay kể toàn nước Mỹ, lúc nào cũng là con số áp đảo, tuy trên năm châu bốn bể đều có mặt như ban tổ chức báo cáo, nhưng cái buồn là số dân bản xứ gần như thiếu vắng, nhất là dân Trung và Tây Canada gần như biệt tích giang hồ. Những ai c̣n được ơn trên cho c̣n sức khỏe, dù khiêm tốn, hăy cùng nhau cố gắng sắp xếp để gặp mặt nhau càng nhiều càng tốt, kẻo đến khi một ngày nào đó ... chúng ta ai lại chẳng già hay mấy ai thoát được cái cảnh sinh lăo bệnh tử ... th́ khi đó mọi sự đă muộn rồi.

Năm nay đại hội họp mặt có kết quả tốt đẹp với số quân gom lại hơn một trăm, qua các việc thu xếp nơi ăn chốn ở, đưa đón, ... Gia đ́nh chủ tŕ HM Cần cùng các con cháu đă vô cùng tích cực hỗ trợ và giúp đỡ tận t́nh không nệ công sức. Và gia đ́nh anh chị Tài-Thảo cũng vô cùng sốt sắng, đứng cầm bảng tên các thân hữu chưa từng gặp mặt hằng nửa ngày ngoài phi trường để đón đưa... Và c̣n nhiều nhiều nữa như anh Lượng và các anh chị khác trong ban tổ chức mà tôi không nhớ được hết ...

Đại hội năm nay có thể đặt tên là "đại hội tôm hùm", v́ ngoài các bữa ăn "chống đói" trên lộ tŕnh đi và về, mọi người được ăn chính thức hai bữa tôm hùm để biết thế nào là tôm hùm Canada. Cuộc du ngoạn đưa đến một nơi có một không hai là băi biển có mức thủy triều lên xuống nhanh nhứt thế giới, đa phần là cố gắng lợi dụng lúc nước xuống thấp nhất để chạy ra băi biển mà chụp vội vài tấm ảnh lưu niệm. Nhưng cũng v́ vội vă trên cái băi biển không mấy bằng phẳng ấy, lại lắm rong rêu trên các ḥn đá trơn trợt, nên đa số các chị bị té lên té xuống bầm dập chưn tay tùm lum. Riêng anh Dũng c̣n bị đại họa là găy xương chỗ mắt cá chưn. C̣n anh Thuần th́ ăn tôm hùm mà cũng bị nó kẹp găy hết một cái răng...

Đi biển mà không tắm biển là lỗ lă lớn cho nên một số đại gia nam phụ lăo (không có ấu) cũng lột đồ xét-xi 94% nhào xuống biển cho biết nước biển Đại tây dương miền đông bắc có mặn không. Chạy xuống th́ xăng xái lắm nhưng chưa được năm phút đă thấy vội vă chạy lên v́ bị bọn "khủng bố" sứa lửa cạp ngứa, nhất là anh Dậu, to người nên nó cắn nhiều nhứt găi đỏ cả lưng...

Thấm thoát mà mấy ngày họp mặt cũng qua mau khi xe trở về vị trí cũ và vào nhà hàng ăn ngày khai mạc nay lại kết thúc cho tiệc chia tay đầy bùi ngùi. Cũng có xổ số lấy hên, có ca sĩ giúp vui, và dân Cali lại may mắn nhận nhiều giải thưởng. Buổi tiệc chia tay kết thúc mà chưa biết "ngày mai" (năm sau) sẽ gặp nhau ở đâu, v́ không có ai là người đứng ra đại diện hứa hẹn ǵ cả...

 

Nguyễn Hữu Minh (S. San Francisco, CA) :

1 - Buổi họp THDL ở Montreal:

Việc tổ chức thật là hoàn hảo. Mặc dầu việc tổ chức thật vô cùng phức tạp, với những vấn đề đưa đón, ăn uống, du ngoạn, nhưng mọi chi tiết đều được lưu ư đến và giải quyết một cách tốt đẹp. Người lănh trách nhiệm là anh Hoàng Mạnh Cần. Anh Cần và các thân hữu khác trong ban tổ chức đă lựa những địa điểm đẹp, có ư nghĩa để thăm viếng, như Prince Edward Island, Vịnh mà thủy triều có thể lên hơn 3 thước trong một thời gian ngắn, thành phố Quebec cổ kính … Ngoài ra giá cả rất rẻ. Đi chơi đủ nơi, được ăn ngon, kể cả ăn hai bữa ăn có lobster trái mùa (out of season), mà tiền đóng góp rất nhẹ. Anh Cần đă mạo hiểm ứng trước tiền để trả khách sạn, đật cọc các tiệm ăn. Nếu có một THDL nào thay đổi ư kiến không đi dự, th́ anh Cần phải chịu thiệt. Cũng v́ vậy mà trong bữa tiệc từ biệt, tội nghiệp chị Thảo không thể ngồi ăn như tất cả mọi người, mà phải cầm danh sách đi thu tiền anh Cần đă ứng trước.

Lần cuối cùng tôi gặp anh Cần, đă lâu lắm, th́ anh Cần c̣n mảnh khảnh, nhưng bây giờ gặp lại, th́ như người ta thường nói, ngày nay anh Cần “có da có thịt". Mặc dầu có sự giúp sức đắc lực của anh chị Thực, anh chị Thích, anh Lượng, anh Quan, ... mỗi công việc, chi tiết dù lớn, dù nhỏ, đều do anh Cần quyết định. Đi đâu, mấy giờ, đi, dừng ở đâu để ăn uống, những người trong ban tổ chức đều tham khảo quyết định của anh Cần. Tôi xin dùng một câu người Huê kỳ hay nói để diễn tả cách thức tổ chức, điều khiển của anh Cần: “HE RUNS THE SHOW BY HIMSELF”. Hoan hô anh Cần!

2 - Gặp lại chị Châm và anh Thích:

Sau hơn 25 năm tôi mới được gặp lại anh chị Thích. Chị Châm vẫn không thay đổi. Đối với hai vợ chồng anh Thích, tôi có liên hệ gia đ́nh với cả hai bên. Tôi được anh chị Thích tiếp đón rất nồng hậu. Ngoài việc đưa rước, tôi được anh chị Thích cho ăn những món ăn mà tôi không biết mua ở đâu ở vùng San Francisco. Đấy là baguette chính cống ḍn tan, pâté de campagne, rillette, camembert thực thụ ... Đấy là những thức ăn thông thường của một sinh viên nghèo ở Paris. Mặc dầu tôi đă rời Paris gần nửa thế kỷ, tôi vẫn c̣n nhớ và thỉnh thoảng muốn ăn những món ấy. Cũng như người Huế, dù đi năm châu bốn bể, lúc nào cũng nhớ đến bún ḅ Huế, bánh khoái, một loại bánh giống như bánh xèo của miền Nam, nhưng nhỏ như một đĩa nước trà, và rất ḍn.

Lẽ tất nhiên anh Thích giỏi về vấn đề điện, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi tôi thấy anh Thích rất uyên bác về vấn đề kinh tế, tài chánh. Khi anh Dũng (Thái) hỏi có ai biết nước Mỹ nhập cảng quá nhiều , mà xuất cảng ít, vậy chẳng có ảnh hưởng tai hại ǵ, đồng dollar không mất giá, th́ anh Thích đứng lên giải thích rành mạch, gọn ghẽ.

Các TH HT Phát, NH Minh, VV Nhung.

3- Gặp lại anh chị Sử:

Giữa anh chị Sử và vợ chồng chúng tôi có một cảm t́nh rất đặc biệt.

Những điều tôi sẽ nói sau đây không vi phạm vào bí mật của anh chị Sử, vi anh Sử đă tuyên bố cho mọi người biết những chuyện về đời tư của anh, trong xe bus số 1. Trong cuộc họp mặt của THDL ở Vancouver, Canada, năm 2001, hai vợ chồng chúng tôi có gặp anh chị Sử. Trước khi đến chào hỏi anh chị Sử, th́ Như, vợ tôi, trầm trồ khen ngợi chị Sử rất trẻ và rất đẹp. Vợ tôi nói với tôi, đây là con gái chứ không phải là vợ đâu. Nhưng khi tôi đến bắt tay anh Sử th́ anh Sử giới thiệu người phụ nữ trẻ và xinh đẹp ấy là chị Sử. Khi nói chuyện với anh Sử th́ tôi được biết anh Sử làm việc về máy tiện (machine outils). Về đến South San Francisco, mỗi khi nhắc đến buổi họp THDL ở Vancouver, vợ tôi luôn luôn trầm trồ khen ngợi anh Sử tốt số, có một người vợ trẻ và đẹp.

Đầu năm nay, tôi được tin tiệm “machine outils“ của một người bạn tôi ở San Jose phải đóng cửa v́ không có việc làm. Đồng thời tôi cũng nghe con của người bạn làm trong nghề này cũng bị sa thải. Tôi gọi điên thoại hỏi anh Sử công việc anh đang làm có gặp ǵ khó khăn không. Anh Sử cho biết anh bị ung thư và sắp đi giải phẫu. Không những tôi quan tâm đến đời sống của một người bạn thân, mà trong tinh thần gián tiếp ĐỒNG BỆNH TƯƠNG LÂN, tôi rất lo ngại cho anh Sử. Tôi đă biết ung thư là một bệnh nan y v́ chính vợ trước của tôi cũng bị ung thư, ung thư bao tử, phải giải phẫu, cắt 2 phần 3 bao tử. V́ biết quá trễ nên vợ tôi chỉ sống thêm được ba năm nữa. Cuối cùng vợ tôi từ trần cách đây tám năm ...

Kể từ ngày ấy, mỗi tuần, hoặc 2 tuần một lần, tôi liên lạc với anh Sử, để theo dơi sự tiến triển của cuộc điều trị. Sau ngày anh Sử được giải phẫu xong, tôi được biết Bác sĩ đă thành công. Ban đầu anh Sử đắng miệng, ăn không ngon. Nhưng dần dần t́nh trạng được tiến bộ. Anh Sử ăn được, ngủ được, tóc không rụng. Và một hôm anh Sử cho tôi biết anh đă lái xe được. Tin lái xe được làm cho tôi vững tâm là anh Sử lành bệnh. Đấy là nhờ sự tiến bộ của Y khoa, và may mắn biết có bệnh ung thư kịp thời.

Tôi mong mỏi đến Montreal v́ nhiều lư do. Nhưng một trong những lư do chính là để gặp anh chị Sử. Thấy anh Sử mặt tươi, tóc đen, tôi nói với anh Sử: “trong tương lai anh sẽ chôn tôi chứ không phải tôi chôn anh".

4 - Gặp anh chị (Nguyễn Ngọc) Đạt:

Anh Đạt là bạn cùng khóa với anh Thích cho nên tôi có nhiều dịp nói chuyện với anh Đạt. Anh Đạt cho tôi biết anh làm việc ở đài ABC, một đài tôi thích xem nhất v́ có xướng ngôn viên Peter Jennings. Chủ nhật, trước khi xe bus rời khách sạn để đi đến thành phố Quebec, anh Đạt đến ngồi bên tôi, nói cho tôi biết chị Đạt quen biết vợ tôi, người vợ mà nay đă thành người thiên cổ. Anh Đạt đă nhiều lần chở chị Đạt đến nhà chúng tôi ở Bayside, Queens, New York. Anh chị Đạt biết nhà tôi có finished basement. Hồi ấy tôi không bao giờ gặp mặt anh chị Đạt, v́ tôi làm việc ở Manhattan, cách nhà chúng tôi khá xa. Từ nhà tôi muốn đến Manhattan, đi xe bus phải mất 2 giờ.

Ngày nay, ở năm 2005, chị Đạt là một người duyên dáng, xinh đẹp. Nếu chúng ta đi ngược thời gian, trở lại 30 năm về trước, tức là năm 1975, th́ chị Đạt tất nhiên phải là một thiếu phụ vô cùng diễm lệ, như Guy de Maupassant đă viết đâu đây: “elle est belle comme une rose qui vient de s’épanouir dans la rosée du matin“, tạm dịch: thiếu phụ xinh đẹp như một đoa hoa hồng mới chớm nở trong làn sương buổi sáng

5 - Gặp anh chị Vơ Kim B́nh:

Trước khi bi tai nạn găy chân, tôi thường hay ra ở một nơi gọi là Fisherman Wharf ở dọc bờ bể của San Francisco, để ngắm trời, ngắm đất, nh́n người qua lại. Ngẫu nhiên tôi làm quen với một người Việt gốc Hoa, tên là Tài, nhỏ hơn tôi một vài tuổi. Một hôm, thấy một người đi qua, bác Tài buột miêng nói “Bà này giàu có”. Tôi liền hỏi bác biết xem tướng? Bác dạy cho tôi đi. Thế là bắt đầu ngày hôm ấy, mỗi khi gặp nhau bác Tài đều dựa trên người qua lại trên Fisherman Wharf mà dạy tôi xem tướng. Tôi v́ hiếu kỳ mà học chứ không có mục đích để nói dóc ăn tiền. Bác Tài luôn luôn căn dặn tôi: "nếu tốt th́ nói cho người ta biết, nếu xấu th́ đừng nói ǵ cả v́ chỉ làm cho người ta lo sợ, trong khi ḿnh không biết ḿnh xem trúng hay trật.

Trong mấy ngày họp THDL ở Montreal, tôi thấy chị B́nh có cung cách của một người có nhiều tiền. Nhưng một điều làm tôi thắc mắc: Chị B́nh không diện, ăn mặc b́nh thường. Cũng có lẽ áo quần của chị B́nh thuộc về loại sang trong, đắt tiền mà tôi, với tư cách một người đàn ông, nên không biết rơ. Một hôm trên xe bus số 1, các THDL phải lần lượt kể lại cuộc t́nh duyên của ḿnh. Anh B́nh cho biết trong gia đ́nh vấn đề tài chánh là do chị B́nh quán xuyến. Như vậy là tôi xem tướng không lầm. Dọc đường du ngoan, trong một dịp ăn trưa, tôi đă xin phép ngồi cùng bàn với anh chị B́nh, để có cơ hội nói chuyện. Qua cuộc đàm thoại, chị B́nh, mặc dầu rất khiêm tốn, cũng cho tôi biết Chị có một cơ sở làm ăn rất vững chắc, phát đạt.

6 - Gặp anh chị Huỳnh Văn Thiết:

Tôi đă đến tuổi nặng tai cho nên khi tôi nghe giới thiệu anh chị Thiết, tôi nghe lầm là anh Khiết, khóa 1. Tôi tự bảo lúc này anh Khiết mập mạp ra. Rồi lần lần tôi mới nhận ra đây không phải là anh Trần Khiết .

Tôi rất cảm động khi chị Thiết nhắc lại, tôi đă tạo cơ hội cho chị Thiết tham dự và thi đậu một kỳ thi tuyển dụng nhân viên để đáp ứng nhu cầu tương lai của Điện lực. Đấy là chuyện của năm mươi năm về trước, khi tôi c̣n làm ở Điện lực Việt nam.

7 - Gặp chị Thảo:

Lúc đầu chị Thảo ngồi ở xe số 2. Nhưng một ngày nào đó, chị Thảo đổi qua ngồi xe số 1, trên ghế sau lưng tôi. Một hôm trong khi đi du ngoạn anh Dũng (Thái) đề nghị các THDL lần lượt kể chuyện t́nh duyên của ḿnh. Bắt đầu là chị Thảo. Chị Thảo kể rất lưu loát, không dấu diếm một chi tiết nào. Sau khi chị Thảo dứt lời, tôi hỏi chị Thảo: “Nếu có anh ở đây, chị có kể đầy đủ chi tiết như vậy không?” Chị Thảo trả lời : “Đấy là sự thật, em không có ǵ phải dấu cả.
Suốt cuộc du ngoạn, khi lên xe, xuống xe, chị Thảo luôn luôn quan tâm đến sự thăng bằng của tôi, và giúp đỡ tôi rất nhiều. Xin cám ơn chị Thảo.

8 - Những chuyện vui kể trong xe số 1:

Dọc đường nhiều THDL đă t́nh nguyện kể nhiều chuyện vui. Nhưng đặc biệt có ba tài tử. Đấy là các anh Dũng (Nguyễn Thái Dũng - trong bản danh sách các THDL, không có tên anh Dũng; có lẽ theo như danh từ bất hũ của chị Nguyễn Trọng Dũng đặt ra, đây là trường hợp của một Thân hữu Điện câu), anh Di và anh Sử.

A - Anh Dũng kể một chuyện ở Hà nội mà những nhân vật trong chuyện đều dùng một chữ rất tục. Tiếc rằng tôi không thể kể lại ở đây được, nhưng tôi chắc là các anh các chị cũng đă nghe hay đọc trên các gia trang liên mạng rồi.

B - Anh Di kể rất nhiều chuyện vui, nhưng đặc biệt anh Di có tài ứng biến rất nhạy bén. Một hôm một thân hữu trong xe nói anh B́nh hay mùi mẫn. Lập tức anh Di nói: ”tại v́ anh B́nh không thay áo quần trước khi đi chơi”. Thấy anh B́nh có vẻ không bằng ḷng, anh Di nói ngay: “V́ vậy anh B́nh mới mùi”. Chị Cúc vợ anh Di là con của người bạn rất thân thiết của tôi, anh Nguyễn Văn Trương. Anh Trương đă giữ chức vụ Giám đốc Nha Hành (chánh) Ngân (sách) Kế (toán) khi tôi c̣n làm việc ở Điện lực Việt nam. Anh Trương đă giúp tôi rất nhiều trong việc điều hành Điện lực Việt nam. Anh Trương nay đă là người thiên cổ.

Ở Montreal tôi có gặp lại anh Vũ Đ́nh Chí, trước kia cũng làm việc ở Nha Khai thác (Hiền vương), như chị Cúc. Anh Chí nói với tôi những khách hàng liên lạc với anh Chí qua hệ thống điện thoại của chị Cúc đều khen chị Cúc có giọng nói rất hay, rất “dẻo kẹo”. Dẻo kẹo là tĩnh từ chính anh Chí đă dùng khi nói chuyện với tôi.

C – Anh Sử kể chiến thuật anh dùng để chinh phục chị Giàu, tức là chị Sử hiện nay. Anh Sử bày binh bố trận rất kỹ lưỡng : mua chuộc bà nội, mua đồ chơi tự động, có máy, cho cháu chị Giàu, mua chuộc những bà con trong làng. Đặc biệt hơn hết là một câu chuyện đă xảy ra trong trường hợp như sau:

Một hôm, anh Sử đi cải tạo mới về, đang ở nhà chị Giàu th́ có hai cán bộ hạng nặng đến thăm chị Giàu, không ngoài mục đích t́m cách chinh phục người đẹp. Lẽ tất nhiên giữa một anh chàng mới đi cải tạo về và một cán bộ hạng nặng, đầy quyền thế, th́ không có thể có sự so sánh nào được. Đứng trước t́nh trạng nan giải này, bỗng nhiên anh Sử nói với chị Giàu:

- Em vào trong pḥng ngủ lấy cái gạt tàn thuốc cho anh.

Hồi ấy anh Sử chưa đi đến tŕnh độ được vào đến giường chị Giàu. Đấy chỉ là một đ̣n khôn khéo để loại t́nh địch. Nghe anh Sử nói như vậy, chắc chắn hai anh cán bộ nghĩ rằng anh Sử đă ṃ vào đến pḥng ngủ của người đẹp rồi, th́ ḿnh chẳng c̣n hy vọng ǵ nữa. Và hai cán bộ từ từ rút lui, để lại chiến trường cho một ḿnh anh Sử tiếp tục chiến thắng.

Để kết luận chuyến đi Montreal thật vui, thật hoàn toàn về mọi phương diện, chỉ tiếc tôi không được gặp anh Trần Văn Đạt v́ anh Đạt bận đi làm bên Huê kỳ.
 

Nguyễn Thị Thảo (Fabreville Laval, Quebec, Canada) : Nhớ Về Đại Hội Điện Lực Montreal 2005

Hôm nay đúng hai tháng sau khi tham dự Đại hội họp mặt THĐL Montreal 2005, em mới bắt đầu viết bài cho Bản tin Thân hữu Điện lực. Năm nào cũng vậy, đợi tới giờ chót mới nộp "bài thi" cho Thầy Thuần, rất may là Thầy không phạt, chứ nếu gặp ông Thầy khác, chắc em thi rớt từ khuya rồi! Em không hiểu tại sao năm nay, em định sẽ không viết bài cho BTTHĐL, em như một "ca sĩ " không muốn cất tiếng hát nữa, như một nguồn suối đă cạn nước! Nhưng nếu em không viết bài, ông anh của em, anh Thuần, sẽ buồn em ghê lắm! V́ em đă hứa với anh Thuần là lúc nào em cũng sẵn sàng phụ giúp anh một tay, làm việc cho Thân hữu DLVNHN! Ngoài ra, thiếu bài viết của em, ông anh "Vùng Vịnh" sẽ buồn nhiều nhất, v́ ông anh này không thể đi tham dự đại hội họp mặt mỗi năm, nhưng nhờ bài viết của em, anh ấy sẽ biết rơ tất cả diễn tiến và sinh hoạt của ngày họp mặt, cùng những ngày vui của chuyến đi du lịch chung với tất cả các anh chị thân hữu DL!

Như các anh chị đă biết, năm trước Đại hội Họp mặt THDL tổ chức ở Paris, Bruxelles, và Ḥa lan. Trong lúc đi viếng thăm danh lam thắng cảnh, có một số các anh chị thân hữu nói chuyện với em, tỏ ư muốn năm 2005, đại hội họp mặt tổ chức ở Montreal. Em liền đề nghị với anh Phạm Văn Quan, người cũng có mặt ở Paris lúc đó, khi nào trở về Montreal, anh liên lạc liền với anh Hoàng mạnh Cần, anh Nguyễn Văn Thích, anh Trương Sĩ Thực, xem các anh có đồng ư tổ chức họp mặt ở Montreal hay không? Riêng em, em sẵn sàng phụ giúp các anh, không biết làm việc ǵ nữa, giao em làm việc ǵ th́ em làm việc đó!

Nhưng sau khi đi dự đại hội trở về Montreal, mọi việc gần như ch́m vào quên lăng! Vào ngày 25-10-04, anh Thuần gửi email cho các Thân hữu DL vùng Montreal, cho biết từ Đại hội họp mặt Âu châu 2004, rất nhiều các thân hữu ngỏ ư muốn sang năm 2005 đại hội họp mặt DL tổ chức ở Montreal, yêu cầu các thân hữu vùng Montreal "cứu xét" đề nghị này, và sớm lên tiếng thông báo để kịp đưa tin trong Bản tin THDL 24! Đến ngày 06-11-2004, anh Quan điện thoại cho em biết là anh Cần đă trả lời với anh Thuần, là Montreal đồng ư sẽ tổ chức đại hội họp mặt 2005 và anh Cần mời một số thân hữu ở Montreal họp mặt ở nhà anh để thông báo tin tức sốt dẻo và cùng nhau trao đổi ư kiến về ngày giờ và chương tŕnh họp mặt ở Montreal 2005! Trong buổi họp mặt này, anh Cần cho biết anh dự định chương tŕnh họp mặt Montreal sẽ tổ chức từ 20 đến 25-07-05 (v́ 2 tuần cuối tháng 7 là thời gian nghỉ hè của toàn thể các nhân viên tỉnh Quebec), và sẽ đi du ngoạn miền đông bắc Canada, xuyên qua các tỉnh bang Quebec, New Brunswich, Prince Edward Island. Năm trước, anh Cần cùng với một vài người bạn đă đi viếng thăm các nơi này, nên anh muốn hướng dẫn tất cả các thân hữu được dịp nh́n ngắm những cảnh đẹp của thiên nhiên, và nhất là được dịp đến tận nơi sản xuất tôm hùm (lobster) cùng thưởng thức món hải sản đặc biệt của nơi này!

Sau đó, ban tổ chức gồm có anh HM Cần (Trưởng ban tổ chức), anh NV Thích, anh PV Quan, anh TS Thực, anh TH Lượng và em, Nguyễn Thị Thảo, thỉnh thoảng gặp nhau để cùng nhau bàn bạc và góp ư kiến về nơi họp mặt đại hội và nhất là lịch tŕnh du lịch 5 ngày, 4 đêm; lộ tŕnh đường đi rất xa, nên phải ngừng lại ngủ đêm nơi nào cho tiện! Người cực nhọc nhất là anh Cần, anh cho biết vào sở đâu có làm việc ǵ được đâu, cứ lo t́m trên Internet những nơi dừng chân, khách sạn và nhà hàng vừa rẻ, vừa ngon, vừa sang trọng, vừa đẹp nữa chứ! Anh Cần tính toán làm sao để các anh chị thân hữu DL tham dự đại hội họp mặt và chuyến đi du lịch, lúc mở "bóp tiền" ra để trả tiền không cảm thấy trái tim se thắt lại! Ngoài ra, chị Khánh Hoài ("Mẹ của hai đứa con của tôi", anh Thực giới thiệu như thế!) đă góp rất nhiều công sức trong chuyến đi du lịch này, chị đă liên lạc t́m được nhà hàng VN ở Moncton và Quebec để được thưởng thức những thức ăn thuần túy VN với giá phải chăng!

Ngày đầu tiên đi du lịch sẽ khởi hành rất sớm, em có nhiệm vụ lo thức ăn sáng cho các anh chị trên hai xe bus (80 người), nhờ Ông Rong giới thiệu cho một tiệm làm bánh ḿ thịt nguội, bánh gị và pâté chaud vừa rẻ và ngon! Anh Cần sắp xếp nhờ các anh trong ban tổ chức tiếp đón các anh chị ở các nơi khác đến Montreal. Giờ chót anh Thích gởi email cho em, cho biết nhiều anh chị đến đúng ngày đại hội, nhưng đi nhiều chuyến bay khác nhau, em phải nhờ anh Tài ("điện câu" của em) và anh Lượng cùng nhau ra phi trường đón các anh chị, nếu hai chuyến bay đến Montreal cách nhau cỡ 1 giờ th́ hai anh cũng ở lại để đón và đưa các anh chị về khách sạn cùng một lúc cho tiện, v́ từ phi trường về tới khách sạn Days Inn, Brossard, xa tới 45 phút xe!

Ngày đại hội họp mặt đă đến, buổi sáng em vẫn phải đi làm, anh Tài ra phi trường sớm đón anh chị Nguyễn Ích Chúc và Trịnh Gia Mỹ đến hồi 8 giờ 25, nhưng giờ chót chuyến bay tới trễ, đến 11giờ 25 th́ anh Tài đón anh chị Trần Trung Tính và anh chị Lê Hùng và đưa về tạm trú ở nhà anh chị Cần, rồi anh Tài đi lấy thức ăn đă đặt ở tiệm để ăn sáng cho ngày mai, sau đó anh Tài hẹn gặp Trương Quang Ngọc (đồng nghiệp với em ở TTĐT, lái xe từ Toronto đến Montreal, lúc vào thành phố th́ bị lạc đường), và đưa Ngọc về nhà em trai của em nghỉ mệt trong lúc anh Tài ra bến xe bus Voyageur để đón chị Đặng Ngọc Liên đến từ Toronto, sau đó anh Tài đưa Ngọc và chị Liên về nhà của ba em, để chờ em đi làm về, và chờ chị Nguyễn Thị Như Hoa và em gái đến từ Ottawa bằng xe bus, v́ em hẹn với hai chị đến nhà ba em để cùng nhau đi đến nơi họp mặt cho dễ dàng và nhanh chóng hơn!

Năm nay, đại hội họp mặt được tổ chức ở nhà hàng Tàu, để các anh chị gặp nhau vừa ăn uống, vừa hàn huyên tṛ chuyện sau một năm xa cách! Khác với những lần họp mặt mấy năm trước, lần này anh Quan đề nghị không cần mướn pḥng họp để họp mặt, tốn kém vô ích, mà chỉ tổ chức trực tiếp ở nhà hàng!

Chiều ngày thứ tư 20-07-05, vừa đến nơi em đă thấy rất đông các anh chị đă có mặt ở nhà hàng rồi, anh Cần đă đặt sẵn một cái bàn ngay cửa ra vào để chuẩn bị thu tiền, v́ theo trong thư mời gửi cho các thân hữu, các anh chị muốn đi du ngoạn th́ phải đóng tiền chi phí ngay từ đầu tháng 06, và bây giờ chỉ thu tiền cho hai buổi ăn tối ngày họp mặt và ngày chia tay. Hai buổi ăn này anh chị Quan đảm trách đặt "menu", lựa chọn các món ăn ngon, đặc biệt có món "ăn chay" cho những người ăn chay! Em phụ anh Cần làm "thâu ngân viên" thu tiền và giữ tiền dùm anh! Nhờ ngồi thu tiền nên em nhận diện được nhiều khuôn mặt mới, anh chị Bùi Thọ Dũng (em của anh Bùi Thọ Tiếng), anh chị Nguyễn Ích Chúc (h́nh như em chưa gặp lần nào?), anh Trần Hữu Chí đến từ Pháp (năm ngoái anh Chí xuất hiện có một vài giờ th́ anh phải đi công tác ơ Grèce).


“Trung tâm điện toán”: Từ trái, Hàng trước: Các TH Lê Thị Tố Mai (nội tướng TH Lê Văn Hướng), Huỳnh Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Như Hoa, NT Thảo, Lê Thị Kim Thoa và phu quân, LV Hướng; Hàng sau: Phu quân TH HTT Mai, các TH Đặng Ngọc Liên, PV Quan, Trương Quang Ngọc.

Anh Cần ngỏ lời chào mừng tất cả các thân hữu và xin các anh chị bỏ qua các sơ suất từ ngày khai mạc cho tới khi bế mạc. Anh Cần cho biết, anh không có tham dự họp mặt năm ngoái ở Pháp, nhưng sau đó nghe nói lúc họp mặt ở Pháp, có nhiều anh chị tỏ ư muốn năm 2005 sẽ tổ chức ở Montreal, "mà anh Quan và cô Thảo đồng ư chịu tổ chức sau khi sẽ hỏi ư kiến các anh em chúng tôi!..."

Buổi "tiệc hội ngộ", cũng là tiệc khai mạc đại hội, chấm dứt hồi 10 giờ khuya, để sáng sớm hôm sau tất cả mọi người phải có mặt lúc 7 giờ sáng để chuẩn bị lên đường du ngoạn! Chị Liên và Trương Quang Ngọc nghỉ đêm ở nhà em, sáng sớm thứ năm 21-07-05, Ngọc tuy không đi du ngoạn, nhưng cũng tháp tùng theo xe anh Tài để đưa chị Liên và em đến khách sạn Days Inn ở Brossard, điểm hẹn của hai xe bus.

Xe bus số 1 dẫn đầu, v́ ông tài xế này đă từng đưa du khách đi trên cùng một lộ tŕnh này rồi, và chị Khánh Hoài ngồi xe bus số 1 để tiếp xúc trực tiếp với ông tài xế mỗi khi cần ngừng nghỉ ở nơi nào cho tiện! Bus số 2 th́ có anh Thực làm "guide". Đặc biệt trong chuyến du ngoạn này có anh Nguyễn Thái Dũng và chị Huyền Châu (cháu của anh Thực) thay phiên nhau qua lại giữa hai xe bus để giới thiệu lịch sử và địa lư những tỉnh bang sắp viếng thăm và kể chuyện vui để các anh chị quên đi nỗi mệt mỏi khi phải ngồi quá lâu trong xe bus trên đoạn hành tŕnh quá dài!

Năm nay, em dự đại hội họp mặt và đi du ngoạn có một ḿnh, thiếu vắng cô bạn thân Lan Phương của em, nhưng may quá em có chị ĐN Liên, cựu nhân viên của TTĐT, tháp tùng đi chung với em, nên hai chị em ở chung một pḥng ở Hotel, em rất may mắn, lúc nào cũng có bạn đồng hành đi chung, không sợ "cô đơn" một ḿnh!

Các anh chị lên xe theo danh sách đă sắp xếp, trước khi khởi hành anh Nguyễn Văn Dậu có nhiệm vụ điểm danh xem có vắng mặt ai không? Có mặt đầy đủ hết rồi, hai xe bus lăn bánh khởi hành hồi 8 giờ 15. Vừa lên xe, các anh chị được phân phát khẩu phần ăn sáng gồm có ½ ổ bánh ḿ thịt nguội, 1 bánh gị, 1 pâté chaud, 1 trái cam và 1 chai nước lạnh!

Trên đường đi, cứ khoảng 2 giờ xe dừng lại để bà con đi "xả bầu tâm sự". Tới 12 giờ trưa, xe dừng lại để các anh chị ăn trưa tại Irving Stop, ở Rivière du Loup, thuộc tỉnh Quebec. Sau ăn trưa, xe tiếp tục chạy đến thành phố Moncton, đến 9 giờ 30 tối (tỉnh bang New Brunswick) vào ăn tối ở một nhà hàng VN. Ngoài những món ăn buffet giống như những nhà hàng khác, chủ nhà hàng này đă đặc biệt nấu các thức ăn thuần túy VN, như thịt kho với trứng gà, sườn ram mặn, canh khổ qua dồn thịt, ngoài ra c̣n món dessert đặc biệt là chuối tẩm bột chiên! Sau đó, tất cả các anh chị được đưa về ngủ ở khách sạn Econo Lodge (Moncton).

Sáng hôm sau, thứ sáu 22/07 sau khi ăn sáng ở khách sạn, xe bus khởi hành đi đến eo biển Hope Well Rock, phải tới trước khi thủy triều lên, để thưởng ngoạn mức cách biệt của thủy triều lên và xuống khoảng 10-12 feet. Nơi này, các ḥn đá khổng lồ bị nước thủy triều dâng cao xoi ṃn thành những h́nh thù rất kỳ dị! Xe tiếp tục đi đến băi biển Parlee hồi 1 giờ trưa, chỉ có em và một vài anh chị xuống tắm biển, nước rất trong và sạch, ở gần bờ th́ nước ấm, nhưng ra xa một tí th́ nước bắt đầu lạnh. Đặc biệt có bác Phát xuống tắm biển nữa chứ, bác nói: "Mấy thuở ḿnh được đi tắm biển, ḿnh tới nơi nào có biển th́ ḿnh phải tắm chứ, dù chỉ nửa giờ hay 1 giờ cũng đủ rồi!" Tại băi biển này, mọi người sẽ tự do "lang thang" và tự túc ăn trưa! Sau đó, xe đi đến Magnetic Hill để kiểm nghiệm một hiện tượng phi vật lư: xe lên dốc tự nhiên, không cần lực đẩy, trước khi đó, một anh đă đến kiểm soát và thấy tài xế đă trả số xe về "Neutre" để xem hiện tượng có đúng không? Sau khi chiếc xe lên dốc tự động trong khi tài xế không có điều khiển tay lái, các anh chị đă vỗ tay hoan nghênh ông tài xế!

Xe lại tiếp tục đi đến thành phố Shediac, nơi được coi là thủ phủ của tôm hùm trên thế giới. Đến một nơi gần bờ biển, trên một ngọn đồi cao, hai con tôm hùm khổng lồ nằm dài trên ngọn đồi, chung quanh ngọn đồi, chạy dài băi cỏ xanh rờn, lúc đó em thấy con người ta sao mà nhỏ bé, rồi th́ tất cả các anh chị thân hữu DL đứng dưới chân hai con tôm hùm chụp h́nh kỷ niệm, v́ biết đến bao giờ mới có dịp trở lại nh́n hai con tôm hùm này nữa! Buổi tối các anh chị được dịp thưởng thức món tôm hùm ở một nhà hàng sang trọng "Beausejour". Buổi sáng được nh́n ngắm con tôm hùm làm bằng plastic, buổi tối mỗi người được cầm và gặm và bẻ con tôm hùm thực sự, ôi! sung sướng làm sao! Em cám ơn anh Cần nhé! Ai nấy đă thỏa măn được thực hiện giấc mộng "đớp" tôm hùm rồi, lúc đó mọi người thơ thới trở về khách sạn Econo Lodge (Moncton) ngủ lại đêm thứ hai nữa!

Sáng thứ bảy, 23/07/05, tất cả các anh chị ăn sáng ngay tại khách sạn, rồi lại chuẩn bị lên đường tiếp tục hành tŕnh! Trước khi lên xe, lại một màn chụp ảnh tất cả nhóm, lại phải nhờ ông tài xế làm "phó nḥm" dùm, để các anh chị hiện diện đầy đủ trong tấm ảnh kỷ niệm! Hai xe bus khởi hành đi đến tỉnh bang Prince Edward Island (PEI). Xe chạy đến cầu Confederation Bridge th́ ngừng lại để mọi người nghỉ xả hơi, vừa xuống xe, anh Ng văn Di gọi em lại nói nhỏ "Cô Thảo ơi, bên xe tụi này vui lắm, ai cũng thay phiên nhau kể chuyện vui, cười pể cái pụng", em trả lời với anh "Chừng nào rảnh rỗi anh kể lại cho em nghe với nhé!" Anh Di lại chọc : "Tui c̣n nhiều câu chuyện hay lắm, một lát lên xe tui sẽ kể tiếp, nếu cô muốn nghe th́ cô phải đổi qua xe tụi này!" Em nghe vậy, một phần v́ ham vui, một phần muốn biết không khí của xe số 1 như thế nào, em liền kiếm anh Thực "Anh Thực ơi, em và chị Liên đổi qua xe số 1 được không?" Anh Thực nh́n em "Sao vậy, tui kể chuyện hổng vui hả?" Em năn nỉ anh Thực "Hổng phải vậy, em và chị Liên đổi qua xe kia một chút thôi rồi sẽ trở lại xe này". Anh Thực cười "Nói giỡn với cô chứ cô muốn ngồi xe nào cũng được hết!" Em vừa nghe anh Thực trả lời "OK", em và chị Liên khăn gói đổi qua xe số 1 liền, tội nghiệp chị Liên, em đi đâu th́ chị theo đó, chị Liên nói nhỏ với em "Nghe mấy ảnh nói ai cũng kể chuyện vui lắm, chị em ḿnh ham vui, để coi vui tới mức nào chứ!" Chị Liên và em vừa bước lên xe, anh Di liền mở màn "Xin giới thiệu với tất cả quí vị, đây là cô Thảo và chị Liên đă "sang ngang" qua xe của chúng ta". Các anh chị vỗ tay chào đón, rồi lại có người nêu câu hỏi "Bây giờ sang ngang rồi chừng nào quay trở về?" Em nghe vậy, liền trả lời "Dạ, em đă lỡ bước sang ngang th́ chắc em sang ngang luôn quá!" Các anh chị cười rần lên làm chị Liên và em cũng vui lây! Mặc dù v́ ham vui mà em đổi qua xe số 1, nhưng em cảm thấy xốn xang trong ḷng, v́ hai ngày nay, mỗi lần xuống xe đi dạo hay đi ăn, em đều đi với bác Phát, nói chuyện với bác cho bác vui! Bởi vậy, tuy đổi xe, nhưng mỗi lần xe ngừng là em chạy lại kiếm bác để tháp tùng đi với bác!

Xe bắt đầu qua cầu Confederation, chiếc cầu dài khoảng 12 km, nối liền New Brunswick và Prince Edward Island. Cầu xây theo đường cong chứ không xây đường thẳng như nhưng chiếc cầu khác, là v́ có nhiều chỗ tôm hùm tụ lại rất nhiều nên lúc xây cầu phải tránh nơi đó. Cầu xây tốn hơn 1 tỉ đô la Canada. Rồi xe đưa các anh chị đi viếng Anne Green Gable, đây là nơi cô Anne đă sống và đă nổi tiếng với cuốn sách mà cô đă viết kể lại cuộc đời của cô từ thuở bé cho tới lúc trưởng thành và lập gia đ́nh! Cuốn truyện này đă được một nhà điện ảnh Nhật bản quay thành phim và được dân chúng Nhật ngưỡng mộ, nên hàng năm có rất nhiều du khách Nhật bản đi đến nơi cô Anne ở để viếng thăm! Ngôi nhà cô Anne trú ngụ, chuồng nuôi ḅ, vườn hoa chung quanh nông trại với những đường ṃn ngoằn ngoèo rất đẹp và nên thơ!

Bầu trời ảm đạm, mưa bắt đầu lất phất nặng hạt, gió bắt đầu thổi mạnh, ngày hôm qua trời nắng đẹp bao nhiêu, th́ ngày hôm nay trời lành lạnh bấy nhiêu! Gió lạnh quá, ai nấy đều ngồi vào xe bus để tránh mưa và t́m chút "hơi ấm t́nh thương". Rồi hai chiếc xe bus tiếp tục lăn bánh đưa đi đến băi biển Cavendish, xe ngừng ngay bờ biển mà chỉ có vài anh "phó nḥm" bấm vài "bô" trước cảnh trời nước bao la, những đồi núi đá thật là thiên nhiên và hùng vĩ! Gió lạnh quá, nên không có một bóng hồng nào rời khỏi xe bus để đứng nh́n ngắm biển! Rời bờ biển Cavendish, xe đưa tất cả mọi người đi viếng làng chài "tôm hùm", nơi đây các anh chị được dịp quan sát những cái giỏ đan bằng tre, những dụng cụ dùng để câu "tôm hùm". Xe chạy đến thành phố Charlotte Town, thủ đô của tỉnh bang Prince Edward Island, đây là nơi hội họp để thành lập quốc gia Canada. Buổi chiều, các anh chị được dịp thưởng thức món "tôm hùm" lần thứ nh́, ở nhà hàng "Lobster of the Wharf". Thôi đủ rồi, ai nấy măn nguyện đă được ăn hai con "tôm hùm" liên tiếp hai buổi ăn tối, nếu được cho ăn thêm con "tôm hùm" thứ ba nữa th́ em tin chắc ai cũng từ chối, sợ và ngán lắm rồi! Ăn xong, lúc ra khỏi nhà hàng, các anh chị được dịp xem chị Hồ Văn Phong biểu diễn những màn tập thể dục, chị làm những động tác trông rất buồn cười cùng với nét mặt duyên dáng của chị làm ai nấy cũng cười rần rần, phá tan không khí trầm lặng của một tỉnh nhỏ Charlotte Town. Tối hôm đó, các anh chị ngủ tại khách sạn Econo Lodge ( Summerside).

Sáng chủ nhật 24/07/05, 7 giờ sáng, các anh chị đă quần áo chỉnh tề, vào ăn sáng ở tại khách sạn Econo Lodge. Ăn sáng xong, thấy c̣n sớm, các chị rủ nhau đi chợ trời Summerside ở bên kia đường, đối diện với khách sạn. Đến 8 giờ, xe khởi hành đi đến thành phố Quebec. Tới cầu Confederation, xe ngừng 15 phút để các anh chị chụp h́nh lưu niệm. Chụp h́nh xong th́ ai nấy đi "thăm bác". Bên đàn ông bị đóng cửa nên quí vị phái nam phải đi chung với bên đàn bà. Các anh nói: "Cầu lớn không đi mà rủ nhau sắp hàng đi Cầu nhỏ làm chi vậy?" Anh Di vội trả lời: "Cầu nhỏ th́ ấm cúng và có mùi hơn". Anh Dũng (em của anh BT Tiếng) giải thích về chuyện sắp hàng đi toilette, anh nói : "Anh Tiếng giờ chót bận việc không tham dự đại hội được, tôi nghe vậy cũng ngại muốn rút lui luôn, nhưng anh Tiếng nói "Cứ đi chơi đi, vui lắm, ai làm sao th́ ḿnh làm vậy", nên khi thấy người ta đứng sắp hàng th́ ḿnh cũng sắp hàng theo, nhất là thấy có anh Trần háo Đức đứng sắp hàng nữa, th́ chắc ăn lắm rồi".

Trong lúc các anh chị đứng nơi này chụp h́nh, chạy lại chỗ kia để lấy được hết h́nh dáng của chiếc cầu dài và đẹp nhất thế giới này, th́ anh Di gọi em lại nói nhỏ: "Cô Thảo ơi, hai ngày nay tui "xổ" ra nhiều quá (kể chuyện vui, chuyện tếu), tui bắt đầu "táo bón" rồi, và sẽ đi tới "kiết", bây giờ tui nghĩ ra là tui sẽ yêu cầu mỗi người kể lại chuyện t́nh của ḿnh, không có ai được từ chối hết, tui sẽ kể chuyện t́nh của tui trước nhất, kế đó là tới phiên cô, vậy cô chuẩn bị trước để một lát tới phiên cô kể chuyện t́nh của cô đi nha!"

Trên chiếc xe bus số 2, có bác Phát và các đại sư phụ thuộc hàng "cao thủ vơ lâm", th́ trên chiếc xe bus số 1 có sự hiện diện của Thầy Nguyễn Hữu Minh và một nhóm trưởng lăo cũng thuộc hàng "vơ lâm cao thủ", nếu cả hai phe mà có một màn đấu vơ, th́ em tin chắc trận đấu sẽ kéo dài mà không có màn kết thúc, không có người thắng mà cũng chẳng có ai thua, một bên "tám lạng", một bên "nửa cân"! Trong xe số 1 này, trước nhất em phải "bái phục" Thầy Minh, đă mang danh "Thầy" tức là tuổi Thầy đă cao, chân Thầy đă yếu, vậy mà Thầy kể chuyện vui rất hay và đầy ư nghĩa. Kế đến là anh NV Di, tiếng tăm đă vang lừng từ lâu, anh chứa chuyện cười đầy một pụng; anh Mă Bộ (bạn của anh Di, nên cũng giống anh Di) vừa kể chuyện vui, vừa tŕnh bày những "mẹo vặt" để trị bệnh. À, chuyện ǵ chứ chữa bệnh th́ các chị rất thích nghe và học hỏi để về nhà sẽ thực hành trị bệnh liền cho bà con trong nhà. Kế đến là anh Trần Hữu Chí ở bên Pháp, anh biết rất nhiều... nhiều... chuyện vui cười. Đặc biệt nhất là anh BT Dũng, một ngôi sao sáng vừa xuất hiện trên ṿm trời của THDLVNHN, anh kể chuyện vui với một giọng nói rất có duyên làm cho ai cũng thích nghe. Sau cùng là anh NV Thích. Anh Thích không kể chuyện vui v́ anh làm việc về "điện" nên anh là chuyên viên giải thích về "điện" rất rành rẽ và rất "kỹ thuật". Nhờ có anh Thích nên ai thắc mắc ǵ về "điện" th́ anh giảng nghĩa liền tại chỗ, riêng em th́ "tối tăm" về vấn đề "điện thế" lắm, nhờ anh Thích giải nghĩa nên em cũng "sáng" thêm một chút về vấn đề "điện"’!

Đi đến cầu Hartland (New Brunswick), xe bus dừng lại để tất cả mọi người đi bộ qua cầu, đây là cây cầu dài nhất thế giới có mái che ở trên, dài 1282 feet ! Qua khỏi cầu, nhiều anh chị ghé vào một tiệm bán đồ "Souvenir", em bước vào tiệm th́ thấy bác Phát đang lựa mua vài tấm carte postale, em hỏi bác mua carte gởi cho ai vậy, bác trả lời: "Bác cũng không biết gởi cho ai nữa, chắc bác viết vài chữ trên tấm carte rồi để trên bàn thờ của bác gái cho bả biết là bác có đi viếng New Brunswick". Em nói: "Chắc chắn thế nào bác gái cũng đọc tấm carte mà bác để trên bàn thờ".

Hai xe bus lại tiếp tục lên đường trực chỉ về hướng thành phố Quebec, chương tŕnh "văn nghệ" bắt đầu, anh Di mời Thầy Minh mở màn trước nhất,Thầy Minh xin kể chuyện "Chiếc ṿng ngọc" của Guy de Maupassant. Chuyện như thế này :

Henri Cosserat là một thư kư tầm thường làm việc cho Bộ Nội vụ ở Paris, anh được 24 tuổi, có vợ tên Jacqueline, mới 20 tuổi rất xinh đẹp. Hai vợ chồng có một cuộc đời b́nh thản, tràn trề hạnh phúc, không thèm muốn, không ước mong ǵ hơn. Một hôm, Henri được Ông Chủ sự tặng cho một thiệp mời đi dự dạ hội của Ông Tổng trưởng Bộ Nội vụ tổ chức. Jacqueline nói với chồng rằng nếu đi dự dạ hội th́ phải có quần áo đẹp và phải đeo nữ trang, mà nàng th́ không có ǵ cả! Henri bảo vợ đi mua vải nhung đen mướn thợ may một cái áo đầm thật đẹp, rồi chàng bảo vợ đến nhà cô bạn thân Francoise mượn đồ nữ trang để đeo trong đêm dạ hội! Cô bạn liền cho Jacqueline mượn một chuỗi ngọc trai, rất hợp với áo nhung đen của nàng.

Sau buổi dạ hội, về nhà Jacqueline thay áo đầm ra th́ nàng không thấy chiếc ṿng ngọc ở cổ nàng, chắc đă rớt mất, nàng bảo Henri chồng nàng chạy đến chỗ tổ chức dạ hội hy vọng kiếm được chiếc ṿng ngọc, nhưng Henri buồn bă và thất vọng không t́m thấy được! Hai vợ chồng bàn với nhau phải t́m mua một chuỗi ngọc tương tự để trả lại cho cô bạn Francoise. Ngay chiều hôm sau, Henri và vợ đến tiệm kim hoàn, hỏi chủ tiệm có chuỗi ngọc nào giống như cái chuỗi ngoc đă đánh mất. May quá, chủ tiệm kim hoàn có một chuỗi ngọc giống như thế, nhưng giá tiền rất cao, bằng gần 10 năm lương của Henri. Hai vợ chồng yêu cầu chủ tiệm kim hoàn giữ chuỗi ngọc trong một tuần lễ, đừng bán cho ai, rồi về nhà Henri chạy đi mượn tiền của bà con, kư giấy nợ vay ngân hàng. Một tuần sau, gom góp đủ tiền, hai vợ chồng đến tiệm kim hoàn mua xâu chuỗi ngọc. Jacqueline đem xâu chuỗi ngọc trả lại cho cô bạn Francoise. Cô bạn cũng không biết xâu chuỗi ngọc mà Jacqueline đem trả cho ḿnh là một chuỗi ngọc khác. Kể từ đấy, cuộc đời của hai vợ chồng hoàn toàn thay đổi. Họ phải sống tiện tặn tối đa để đủ tiền trả nợ! Mười năm trôi qua, hai vợ chồng đă trả hết nợ. Đời sống của họ tạm thời đă cải thiện hơn! Một hôm t́nh cờ, Jacqueline gặp cô bạn Francoise ngoài đường, nàng lẫn tránh nh́n nơi khác, nhưng Francoise gọi lại hỏi : "Chị có phải là Jacqueline không?" "Vâng, tôi là Jacqueline đây!" "Trời ơi, sao chị thay đổi nhiều quá vậy!" "Đây cũng tại v́ xâu chuỗi ngọc của chị!" Rồi nàng kể lại đầu đuôi câu chuyện! Francoise ôm bạn vào ḷng, vừa khóc vừa nói : "Chị ơi, chuỗi ngọc của em là đồ giả, em mua ở chợ trời có mấy đồng thôi!"

Chuyện của Guy de Maupassant viết tới đây là hết, nhưng cũng có nhiều người thắc mắc, nên Thầy Minh thêm đoạn chót như sau: "Em sẽ đem chuỗi ngọc thật trả lại cho chị, rất may là em c̣n giữ không vất đi!" Nhưng Jacqueline trả lời : "Cám ơn chị, nhưng mười năm nay, em đă đày đọa thân xác em. Tóc em đă rụng, da em đă nhăn. Chị nh́n hai bàn tay của em, hai bàn tay chai cứng, đỏ ḷm, không c̣n là bàn tay của một người đàn bà quư phái, cổ của em nhăn nheo đâu xứng đáng để đeo chuỗi ngọc sang trọng nữa!"

Sau khi Thầy Minh kể chuyện, anh Di tiếp tục chương tŕnh giúp vui bằng cách kể chuyện t́nh của anh và chị Thu Cúc, chuyện t́nh Lan và Điệp, kết quả tốt đẹp và "hai đứa tui sống với nhau cho tới ngày hôm nay, chứ không có cắt đứt dây chuông như trong chuyện Lan và Điệp". Kế đến tới phiên em kể trường hợp hi hữu anh Tài và em gặp nhau làm sao, Thầy Minh và các anh chị nói cô Thảo kể chuyện duyên kỳ ngộ của cô và anh Tài rất hấp dẫn, làm cho mọi người trong xe vừa cảm động, vừa nực cười! Kế đến anh Vơ Kim B́nh giải thích lư do và trong trường hợp nào mà anh đă gặp người vợ thứ nh́ mà anh hiện đang chung sống! Rồi tới chuyện t́nh của anh Phạm Duy Sử, anh cưới người vợ thứ nh́ này ở VN, anh cũng thuộc trường phái "Thiếu lâm tự", dùng những "chiêu" độc đáo để hạ thủ các kẻ thù vây quanh "người đẹp", dùng những "ngón nghề" của một tay anh chị để lấy ḷng tất cả bà con ḍng họ của người đẹp, câu chuyện t́nh của anh dài quá làm bà con ai cũng ngủ gà ngủ gật, mắt nhắm mắt mở để nghe cho tới kết thúc! Nhưng anh TH Chí đứng lên xin các anh chị đừng kể chuyện t́nh lâm ly bi đát nữa, làm anh buồn, mắt đỏ hoe, v́ "bà xă" của anh mới mất được một năm, em nghe anh Chí nói vậy, em cảm động khóc theo anh Chí luôn!

Chương tŕnh giúp vui được thay đổi, không kể chuyện t́nh sử giữa hai người nữa, em liền đề nghị chị Hiếu Tâm (chị Lê Tấn Tuyển) kể chuyện người chết có linh hồn. Sở dĩ em mời chị kể chuyện này, v́ hồi năy trong tiệm bán đồ "Souvenir", em hỏi bác Phát mua carte postale để gởi cho ai, th́ bác nói bác sẽ viết vài chữ lên tấm carte để trên bàn thờ cho bác gái đọc, lúc đó chị Tuyển nói là người chết có linh hồn. Rồi chị kể chuyện có thật về ông hàng xóm ở cạnh nhà chị, bà vợ bệnh nặng nằm nhà thương, một hôm ông đang ở nhà bỗng nghe có tiếng bà vợ gọi tên ông, ông tưởng là có ai ở trong nhà, đi khắp các pḥng th́ nhà vắng lặng không có ai hết, một lát sau có tiếng điện thoại của nhà thương báo tin cho biết là vợ ông vừa mới ra đi. Rồi thỉnh thoảng con chó sủa hoài (con chó là của bà vợ ông nuôi) chứng tỏ bà vợ có về nhà thăm, nên có lẽ con chó thấy bóng bà chủ của nó nên nó mới sủa to lên như vậy!

Đến 8 giờ 30 tối, xe bus số 2 tới nhà hàng Thiên Kim trước và đă bắt đầu vào tiệc rồi, em cũng quên kể là xe bus số 1 của em bị hư "Amortisseur", ông tài xế điện thoại về Montreal xin cho một chiếc xe bus khác để đổi. Hai giờ sau chiếc xe bus khác tới từ Montreal cùng với một chuyên viên sửa xe, hai xe gặp nhau trên "xa lộ không đèn", trong lúc mọi người chuyển hành lư qua xe mới, ông thợ sửa xe lập tức sửa chiếc xe bị hư liền tại chỗ, ngay trên xa lộ, để rồi sau đó tài xế sẽ lái xe trở về Montreal! Xe bus số 1 tới nhà hàng trễ hơn 20 phút, nhà hàng rất nhỏ, nhưng bà chủ khéo léo sắp xếp những dăy bàn dài, nên cũng chứa đủ hết thân bằng quyến thuộc THDL, gần 80 người, ai nấy ngồi sát nhau, vai kề vai, không được nhúc nhích, mà cũng không được xoay qua xoay lại nh́n ai hết! Những món ăn thuần túy VN, nào là canh chua tôm, cá kho tiêu mà kho "đặc quẹo" nữa chứ, và món cải xào với thịt gà, ... Gần 9 giờ tối, ai nấy đói quá rồi, bà chủ và hai người con của bà "Servir" không kịp, có tiếng gọi "cho thêm một tô cơm nữa", "cho thêm canh chua đi, hết rồi", anh Thực thấy vậy, đứng lên làm "Serveur" tự động vô nhà bếp bưng ra nào là canh chua, nào là cơm, tiếp tế nhanh chóng, làm bà con ai cũng hả hê ăn ngon lành! Rồi có dessert chè bột khoai nước dừa đường cát nữa, c̣n dư chè nhiều quá, lại gói ghém mang về Hotel để tối có đói bụng th́ ăn tiếp tục! Đêm nay, đêm cuối cùng của chuyến hành tŕnh dài, bà con được "trụ tŕ" ở khách sạn Best Western Quebec.

Sáng thứ hai, 25-07-05, ngày chót của chuyến du ngoạn, hôm nay tài xế cho bà con ngủ dậy trễ một chút, các anh chị lần lượt sắp hành lư dưới lườn xe, rồi hai xe tiến về thành phố Quebec. V́ không có nhiều thời giờ nên ông tài xế chạy chầm chậm đi ngang thác Montmorency để ngắm nh́n thác nước chảy từ trên núi xuống rất đẹp, sau đó xe ngừng ở Quốc hội Quebec 15 phút để mọi người chụp h́nh lưu niệm! Rời Quốc hội, xe đưa đi ngắm "Phố cao" (Haute Ville) của Quebec, rồi ngừng ở một công trường bên cạnh Château Fontenac, các anh chị rủ nhau đi ăn trưa "tự túc", vào một vài nhà hàng nhỏ ăn croissant hoặc bánh ḿ thịt nguội … Tới 2 giờ trưa, xe đưa xuống "Phố thấp" (Basse Ville) rồi ngừng ở đấy để mọi người đi bộ, ngắm nh́n các tiệm quần áo, tiệm bán đồ kỷ niệm, rồi rủ nhau chụp h́nh. Và sau đó hai xe trực chỉ trở về hướng Montreal, và tới Hotel Days Inn hồi 5 giờ chiều.

V́ tiệc chia tay bắt đầu 6 giờ chiều cũng được tổ chức cùng một nhà hàng trong ngày khai mạc đại hội, mà xe bus về tới Brossard đă 5 giờ rồi, chỉ có 1 giờ đồng hồ để thay đổi "xiêm y", nên chị Liên và em, cùng với Thầy Minh ghé nhà anh chị Thích ở gần đó xin phép được "tắm rửa" thay quần áo rồi trực chỉ lại nhà hàng! Năm nay sao em "hên" quá, được bác Phát kêu lại ngồi ăn chung bàn với Thầy Minh, với bác Phát và gia đ́nh của bác Phát! Đặc biệt năm nay anh TS Thực muốn cho mọi người biết là anh cũng "văn nghệ, văn gừng" lắm… lắm… trổ tài đệm đàn keyboard cho các ca sĩ hát. Ngoài ra, anh Thực cũng mời một nhóm bạn ở Montreal đến giúp vui, nên đêm văn nghệ của buổi tiệc chia tay rất hào hứng, trong nhóm này có chị Hồng Hà ca bản : "Ai đi ngoài sương gió", và "Đêm đông".

Anh Cần lên cám ơn tất cả các thân hữu đă tham dự đại hội họp mặt và tham dự chuyến du ngoạn, sau đó anh cho bắt thăm để tặng vài món quà nho nhỏ mà anh đă lén mua ở Quebec và rồi nh́n trước nh́n sau không có ai, lên đưa cho em xem trước coi là món ǵ nữa chứ! Rồi anh Di lên giới thiệu anh Nguyễn Thái Dũng, ngoài nhiệm vụ làm "Guide", anh Dũng c̣n là một văn sĩ, đă viết và in thành sách cuốn "Ngồi quán cóc, tán dóc chuyện đời", in ra 2000 cuốn và đă bán hết rồi! Chị Huyền Châu (vợ của anh Dũng) là một ca sĩ rất nổi tiếng, chị tŕnh bày liên tiếp hai bản nhạc rất xưa và rất nổi tiếng, có anh Thực đệm đàn keyboard, đó là bản "Đợi anh về - Unchained Melody" và bản "Merci Chéri"! Sau đó, anh Hoàng Gia Thụy lên trổ giọng khàn khàn với bản "Ngày về", do anh Nguyễn Trọng Dzũng ngồi viết lại tốc hành ngay tại bàn tiệc của nhà hàng! Chị Tuyển lên nói "sau khi nghe Thảo kể chuyện t́nh của Thảo rất dễ thương, nên chị chợt nhớ tới bản nhạc "Gửi người em gái" chị hát để tặng Thảo!" Rồi anh Di biểu diễn "T́nh anh bán chiếu" (đây là bản độc nhất được hát đi hát lại nhiều lần) v́ bán chiếu hoài mà hổng có ai mua, nên phải hát hoài đặng coi có ai mua giùm chiếu hông? Tới lượt "người đẹp" của anh Di, chị Thu Cúc (vợ anh bán chiếu) ca bản "Nỗi buồn hoa phượng". Đặc biệt, cô con gái của anh Trần Anh Kiệt, tuy c̣n nhỏ mà có triển vọng trở thành ca sĩ, ca bản "Tôi lại gặp anh".

Trước khi chấm dứt buổi tiệc chia tay, anh Thuần ngỏ vài lời cám ơn ban tổ chức! Anh cho biết sau 20 năm tổ chức họp mặt, đây là lần đầu tiên có một chuyến đi du ngoạn 5 ngày 4 đêm, chuyến đi dài 1500km, chuyến về dài 1500km, một chuyến hành tŕnh dài 3000km, ăn hai bữa tôm hùm chính gốc, mà với một chi phí rất khiêm tốn, và hy vọng tất cả mọi người hài ḷng với chuyến du ngoạn này.

Sau cùng, tất cả nhóm THDL vùng Montreal lên đồng ca bản nhạc "Gần nhau":
Gần nhau trao cho nhau, Yêu thương t́nh loài người....
Ta vẫn yêu thương nhau măi măi.
Bạn ơi, trong đêm nay, ta nghe ḷng bồi hồi
Bạn ơi, ngay nơi đây tôi xem c̣n lưu luyến,
Ngày mai ta chia tay, xa cách nhau ngàn trùng,
Th́ xin trao cho nhau, câu mến thương ngập ḷng.
Và xin trao cho nhau câu ước mơ trùng phùng.

Buổi tiệc chia tay và bế mạc hồi 11 giờ khuya, "̉ e cây me đánh đu, Tạc Dzăng nhảy dù, Zô rô bắn súng..." Tạm biệt tất cả các anh chị và hẹn gặp lại sang năm cũng ngày, giờ này ở một vùng trời nào đó...!


Nhiều Thân Hữu