Bản Tin
THÂN HỮU ĐIỆN LỰC
Số 25

TRONG SỐ NÀY

Thư từ liên lạc

Nguyễn Công Thiuần

Thư cuối năm

Nguyễn Trọng Dzũng

C̣n gặp nhau (Trích liên mạng)

(Thơ) Tôn Nữ Hỷ Khương

Bài phỏng vấn GS NK Nhẫn về điện hạt nhân  Nguyễn Khắc Nhẫn

Viếng bạn miền xa

Sông Đồng Nai

Sung sướng tuổi già (Thơ)

Tràm Cà Mau

Về hưu (Thơ)

Thu Hoa

Chỉ một sát na hơi thở mà thôi

Sương Lam

Người c̣n đó tôi c̣n đây (Thơ)

Sương Lam

T́nh đầu

Hiền Vy

Mạ của con (Thơ- Trích liên mạng)

(Dịch của Susan Schultz) CNB

Bài t́nh thơ tháng sáu (Thơ)

Sương Lam

Loisiana với thành phố New    Orleans                      Lang Thang

Tại sao tôi bị đưa ra Bắc

Nguyễn Trọng Dzũng

Xóm đạo Houston

Nguyễn Phục Hưng

Con gái người dưng

(Trích liên mạng) Hoàng Lan Chi

Đọc báo giùm các bạn

NCT

Dỗ cháu (Thơ)

DLK

Gió mùa thu(Thơ)

Thu Hoa

Chuyện ... lẩm cẩm

Nhiều thân hữu

Tạp ghi i-meo

Nhiều thân hữu

Tạp ghi Hai Hát

Hai Hát

Tấm ảnh năm xưa

 (Thơ)

NMB

Tạp ghi Cậu Năm

Cậu Năm

Tạp ghi Thu Hoa

Thu Hoa

Nhớ về nha Trang Bị (Thơ)

Thu Hoa

H́nh ảnh sinh hoạt

Nhiều thân hữu

T́nh thân hữu bao la

Vơ Văn Hoàng

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Paris-Brussels, Âu châu, 9/2004

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐ Úc châu tại Brisbane, Queensland, Úc, 3/2005

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Montréal, Canada, 7/2005

Nhiều thân hữu

Sổ tay sinh hoạt

Nhiều thân hữu

Chúc mừng

Phân ưu

Thư của Nguyễn Trọng Dzũng

Thưa bạn,

Trong một thiệp Giáng sinh của một anh bạn, anh viết cho tôi: “Cả năm chỉ gơ email không thôi, đến cuối năm lại bày tṛ cầm bút viết Greeting Cards, tưởng ... dễ ăn! Viết vài cái thôi là đă mắt mũi kèm nhèm, hết c̣n thấy đường viết nữa ... Gơ email th́ quen rồi, nhưng cầm bút th́ quên rồi! Chán thế đó!

Gần đây có lần tôi rán qua mặt một chiếc xe vận tải ở khúc đường có 2 lanes sắp nhập một. Tôi vượt lên khi 2 xe vẫn c̣n chạy trên 2 lanes khác nhau, không có ǵ trái luật cả, nhưng phải tăng tốc độ để kịp qua mặt trước khi vào đoạn đường chỉ c̣n một lane. Bà xă cằn nhằn tôi chạy ẩu. Lúc đó tôi không nghĩ ḿnh ẩu, hồi nào tới giờ tôi vẫn lái như thế.

Hai câu chuyện chẳng có vẻ ǵ ăn nhập với nhau. Song nó là những tiếng chuông đánh động, tôi muốn chia sẻ với bạn trước khi chúng ta sắp thêm một tuổi nữa.

Viết cho tôi có lẽ anh bạn chỉ muốn nói đùa, nhưng đọc xong tôi thấy nhận xét đó không xa thực tế bao nhiêu. Ngẫm nghĩ kỹ, bà xă cằn nhằn cũng có lư lắm. Ở vào tuổi tôi bây giờ, khi đă có quyền dùng cái thẻ Medicare để được hưởng các dịch vụ y tế đặc biệt cho người già, sẽ c̣n rất nhiều việc tưởng dễ ăn nhưng rất khó nhá, những việc mà trước đây tôi đă từng “nhắm mắt làm cũng xong”. Vấn đề mập mờ ở chỗ “trước đây” là bao lâu. Năm ngoái, dạo mới tới Mỹ, hay từ hồi c̣n ở Việt nam, v.v... Lại càng mập mờ hơn v́ dù thời gian lâu mau thế nào tôi vẫn có ảo tưởng như mới gần đây. Lái xe trên đoạn đường đèo gần nhà, tôi coi như chuyện nhỏ v́ đă từng chạy đua với xe đ̣ Minh Trung trên đèo Bảo lộc. Khốn nỗi, đó là chuyện của 40 năm trước. Nay cứ tưởng ḿnh c̣n như xưa mới là phiền. Làm sao không “tưởng” như thế khi tôi vẫn ăn nói, đi đứng như hồi nào tới giờ, chưa có dấu hiệu ǵ khác cả. Nói, đâu đă đến nỗi lúng búng không ra hơi. Đi, chân vẫn rảo, đâu có vừa bước vừa lần. Nguy hiểm chính ở chỗ này. Lằn mức giới hạn khả năng hoạt động theo tuổi tác con người rất mờ nhạt. Mỗi ngày cái phần mờ nhạt loang rộng ra, nhưng chưa đậm nét. Cho đến một ngày nào đó nó đậm đến mức ḿnh nhận ra được th́ có thể là đă trễ. Lời bà xă nhắc nhở đă tô rơ nét lằn ranh phản ứng lái xe của tôi vào tuổi 65, không c̣n là 60 hay 55 nữa... Phản ứng lanh lẹ ở tuổi 25 khi lái xe trên đèo Bảo lộc lại càng xa lắc rồi... Tôi chột dạ nghĩ tới trường hợp ngay lúc đang qua mặt nhập lane, xe bể bánh hay có ǵ bất trắc xảy ra, không biết ḿnh c̣n đủ lanh tay lẹ chân để thoát hiểm...

Nhớ lại chị tôi khi c̣n sống chị thường nhắc nhở: Cậu hăy trông gương Bố. Ngày xưa Cụ thoăn thoắt, cái ǵ cũng làm lấy một ḿnh. Đùng một cái, bị stroke, ngồi xe lăn, phải lệ thuộc vào người khác, Cụ đă trải qua một giai đoạn khó khăn trước khi chấp nhận quen dần với sự bất lực của ḿnh. Chị khuyên tôi hăy chuẩn bị cho tuổi già, làm sao để chuyển tiếp thật êm ái trong suy nghĩ và hành động, từ một việc “nhắm mắt làm cũng xong” thành một việc “không dễ ăn”...

Đó là những chuyển tiếp bắt buộc phải có theo năm tháng. Tôi thường nh́n thời gian qua cái mốc tự đặt ra. Lúc nhỏ đi học ở lớp dưới, mỗi ngày dù mưa nắng vẫn cắp cặp đến trường, tôi mong sớm tới ngày vào đại học được tự do đến giảng đường, hôm nào thích th́ đi hôm nào nổi máu lười th́ nằm nhà. Bước vào đại học tôi mong sớm tới ngày ra trường, làm ra tiền, sống đời tự lập. Đến khi lập gia đ́nh có con, mốc thời gian nhắm tới là ngày các con "đủ lông đủ cánh" vào đời. Kế tiếp là những năm tháng tích lũy, trông tới ngày về hưu. Giờ đây tôi không c̣n cái mốc nào để theo đuổi nữa. Nhưng thực tế vẫn có một cái mốc vô h́nh trước mặt. Đó là “ngày về”.

Những năm trước, mỗi cái mốc được biểu thị bằng một con số cụ thể, giúp tôi so sánh được cái nào xa cái nào gần: 7 năm để vào đại học, 4 năm để ra trường, 21 năm nuôi con, 10 năm tích lũy. Giờ đây, chừng nào tới “ngày về”, c̣n xa hay đă gần kề, tôi không biết. Từ nay không nhất thiết cứ 5 năm là gần hay phải 10 năm mới là xa. Tùy theo cách sống, 10 năm có thể rất gần, mà 5 năm vẫn có thể rất xa. Nếu thọ đến 80 tuổi, tôi sẽ c̣n được 15 năm nữa. Con số đó bằng với thời gian từ ngày tôi đặt chân lên đất tự do cho đến nay. So sánh như thế, tôi tin rằng 15 năm sẽ vụt qua nhanh.

Tôi đă thuyết phục được bà xă “gác kiếm” để vợ chồng có nhiều th́ giờ đi đây đi đó, thăm người, thăm cảnh, trong lúc tuổi tác chưa cản trở sự đi lại của chúng tôi, biến nó từ "dễ ăn" thành “khó nuốt”. Tháng 9 năm rồi chúng tôi có cháu nội đầu tiên, sẽ ảnh hưởng phần nào tới các dự tính hưởng nhàn, chúng tôi hy vọng dung ḥa được thời giờ đi chơi và thời gian giúp con cháu.

Đă qua 15 cái lễ Tạ ơn trên đất Mỹ, măi đến hôm Black Friday vừa rồi tôi mới có mặt tham gia vào đám đông xếp hàng chờ mua đồ giảm giá. Tại sao người Mỹ gọi ngày thứ sáu sau lễ Tạ ơn là Black Friday? Một anh bạn giải thích: trong sổ sách kế toán, kết số dư hay tiền lời được viết bằng mực đen, kết số thiếu hoặc tiền lỗ viết bằng mực đỏ. Ngày thứ sáu sau lễ Tạ ơn mở màn cho chu kỳ mua sắm của dân Mỹ, đem lại lợi nhuận chính trong năm, sẽ được vô sổ với những con số mầu đen.

Để khuyến khích dân chúng mua quà Giáng sinh, hầu hết các cửa tiệm đều bán giá đặc biệt. Hôm đó tôi dậy từ 5 giờ sáng, lái xe 10 miles đến Best Buy định mua một cái laptop với giá bớt 40%. Đến nơi, băi xe đặc kín, nh́n hàng người rồng rắn dài ngoằng trước cửa tôi đành bỏ cuộc, không mơ tưởng tới cái laptop nữa. Chạy một ṿng qua vài tiệm khác, tôi mua được mấy thứ giá hời, khá hài ḷng. Gần 1 giờ trưa mới về, bà xă thấy tôi khệ nệ, khuân khuân vác vác, đi lên đi xuống nhà xe 3, 4 chuyến mới chuyển hết đồ, bèn phán một câu, ông Greenspan nghe thấy chắc phải giật ḿnh: “Kinh tế Mỹ sắp khá rồi!” Thời kỳ nước Mỹ hưng thịnh trong thập niên 90, bà xă thường tố cáo tôi trước bạn bè rằng : ông này chỉ chờ hàng sale, chẳng giúp ích ǵ cho kinh tế cả. Bởi lẽ đă có lần con tôi mua tặng bố một đôi sandal, tôi tính nhẩm cộng giá tất cả các thứ mặc trên người, chưa bằng giá đôi sandal.

Những năm c̣n đi làm, được nghỉ bắc cầu mấy ngày cuối tuần quư lắm. Dù giá discount có đặc biệt cách mấy cũng không lôi được tôi dậy sớm, xếp hàng chờ mở cửa, rồi xếp hàng trả tiền mất cả buổi. Chưa kể một hai bữa trước phải đảo vào tiệm nghiên cứu vị trí, t́m xem món hàng định mua nằm chỗ nào để hôm này vừa lọt qua cửa là chạy thẳng đến chộp ngay kẻo hết. Năm nay ngày nào đối với tôi cũng là ngày lễ, mất một giấc ngủ và nửa ngày xếp hàng để mua được mấy món đồ nhắm nhe từ lâu nhưng c̣n đắn đo cân nhắc giá cả, tôi cho cũng bơ công. Nếu quả thật như lời bà xă nói, việc tôi tiêu tiền trong ngày Black Friday sẽ góp phần cho tương lai kinh tế Mỹ, tôi lại càng hả hê với những món đă mua, v́ được tiếp tay giúp cho “gà của tôi”, vừa đắc cử, mạnh tiếng hơn. Chuyện đă xong, tôi không có ư khen chê ông nào, tôi chỉ muốn đưa ra nhận xét riêng về đa số cử tri Mỹ, bằng lá phiếu, đă cho thấy họ chọn người qua việc làm, dù có lỗi lầm, chứ không tin vào lời nói, cho dẫu là nói hay.

Mong rằng đọc thư tôi, bạn không xếp tôi vào hai danh sách những người nói hay hay hay nói.

Trước thềm năm mới, thân chúc bạn và gia đ́nh luôn được dồi dào sức khỏe, thư thái thảnh thơi.

Thân mến,
 

Nguyễn Trọng Dzũng