|
Tạp ghi lan man của Hai Hát Mệnh Trời, Nghiệp Báo Nhân mùa lễ Phật Đản, tôi xin có vài suy nghĩ về Mệnh Trời và Nghiệp Báo sau khi được nghe một bài pháp thoại. Các cụ ta có câu: "Ngũ thập tri thiên mệnh" (Năm mươi tuổi biết được mệnh trời). Ở cái tuổi 50, chúng ta chưa thể được gọi là già nhưng cũng không c̣n trẻ nữa. Với năm mươi năm ấy, chúng ta đă đi được một hành tŕnh khá dài, ít ra cũng nửa đời người. Và trong thời gian đó, chúng ta đă gặt hái được một số kinh nghiệm sống đủ để hiểu được mệnh trời ra sao và đă ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế nào. Tuổi càng cao, sự chứng nghiệm về mệnh trời càng rơ ràng hơn v́ có nhiều điều xẩy ra trong đời sống, ta không thể dùng lư luận hoặc kiến thức khoa học mà giải thích hay chứng minh được. Mệnh trời nôm na c̣n gọi là số trời hay số mệnh. Vậy mệnh trời, số trời hay số mệnh là ǵ? Với cái nh́n của Nho giáo, mệnh trời được coi như một uy quyền đến tự trời và chúng được áp đặt vào đời sống của mỗi con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Con người được tạo sinh bởi trời, do đó con người là con cái và là công cụ của trời nên con người phải tuân thủ mọi ư muốn của "ông trời" sắp đặt không thể chống trả hay sửa đổi lại được, cũng như trong thời phong kiến vua bắt thần chết th́ phải chết, không chết là bất trung vậy. Theo Nho giáo, con người không có quyền tham dự vào việc quyết định số mệnh của ḿnh mà phải hoàn toàn tuân thủ nơi số mệnh đă được đinh sẵn nên mỗi khi gặp nghịch cảnh người ta thường nẩy sinh tinh thần thụ động, yếm thế, ỷ lại, chịu đựng, phó mặc chứ không t́m cách cải đổi số mệnh của ḿnh hầu mang lại đời sống tốt đẹp hơn. Mệnh trời khi đă định sẵn cho người nào rồi th́ dù cho người ấy có tài giỏi khôn ngoan đến đâu cũng không thoát ra được. Những ư tưởng thụ động về số mệnh nêu trên đă được thể hiện không ít trong dân gian qua những câu ca dao tục ngữ :
Số lao đao phải sao chịu
vậy,
Số giầu tay trắng cũng
giầu,
Cây khô xuống nước cũng
khô ,
Số giầu đem đến dửng
dưng,
Khó giầu muôn sự tại
trời, Tử sinh hữu mệnh, phú quư tại thiên Thuốc chữa được bệnh,chẳng chữa được mệnh. Mưu sự tai nhân, thành sự tại thiên Với cái
nh́n của Phật giáo: thiên mệnh hay số mệnh được hiểu là nghiệp báo. Ta gieo Nhân tốt th́ gặt hái Quả tốt, ta gieo Nhân xấu th́ ta gặt hái Quả xấu. Nghiệp báo có mặt trên thế gian này như định luật đền trả những điều ḿnh làm trong quá khứ hay ngay trong hiện tại với "quả báo nhăn tiền". Nghiệp gặp hoàn cảnh, tức nhân duyên, sẽ khởi động và tác động trực tiếp vào đời sống con người. Nghiệp là động cơ chính đưa con người vào ṿng luân hồi sinh tử. Muốn thoát được ṿng sinh tử, con đường duy nhất là ta phải tự ḿnh giải được nghiệp của ḿnh. Như thế, dựa vào thuyết nghiệp báo của nhà Phật, con người được chủ động định đoạt số mệnh của ḿnh, không ai có quyền ban bố sự an vui cũng như không có ai có thể áp đặt sự đau khổ cho ḿnh mà chỉ có chính ḿnh mới có quyền quyết định sự chọn lựa cuộc sống cho chính ḿnh trong tương lai mà thôi. Chính v́ thế nghiệp báo trong đạo Phật có tính chất chủ động, tích cực, đầy sáng tạo và tôn trọng con người trong tinh thần dân chủ chứ không quan niệm số mệnh đầy tính chất áp đặt, phong kiến như của Nho giáo. Khi gặp nghịch cảnh, ta cố gắng chuyển hóa hay giải nghiệp để cải thiện hoàn cảnh hay tiến tới đời sống tốt đẹp hơn theo đúng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Phật. Tin ở sự công b́nh của luật Nhân Quả và cũng như tin ở khả năng chuyển đổi nghiệp lực của ḿnh, ư tưởng về Nghiệp cũng được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ truyền tụng trong dân gian dưới đây:
Những người mặt mũi nhọ
nhem,
Thiên đạo chí công Nghiệp được thể hiện qua nhiều h́nh thức khác nhau tùy theo nặng nhẹ. Nghiệp có thể tác động lên một người, một nhóm người hay cả một nước mà ta gọi là mệnh nước hay vận nước vậy. Nghiệp được thể hiện dưới nhiều h́nh thức mà ta dễ nhận biết nhất đó là nghiệp thể hiện trong tính nết con người. Có người được sinh ra với tính nết hiền ḥa nhân hậu, có người sinh ra với tính nết dữ dằn độc ác dù là có khi không do chịu ảnh hưởng của xă hội, gia đ́nh hay tập quán chung quanh, mà do bẩm sinh mà có. Người có tính dễ dăi th́ mọi chuyện dù dữ cũng thành lành để được an vui, nó được coi như những sự ân thưởng của luật Nhân Quả. Người có tính hay khúc mắc th́ dù chuyện lành cũng thành dữ để đau khổ và nó được coi như những sự trừng phạt của luật Nhân Quả, ḿnh tự đập ḿnh tan nát trong tâm. Nếu ta thấy được cái nghiệp của ta phần lớn nằm trong tính nết th́ khi ta muốn chuyển đổi một phần nghiệp dữ thành nghiệp lành th́ ít ra ta cần phải thay đổi tính nết của ta. Tu là sửa đổi, mà sửa đổi tính nết là một phần khá quan trọng trong việc mở đường cho những bước thăng tiến cao hơn trên con đường giải nghiệp, diệt khổ. Thí dụ tính hay hờn giận, ghét người, tạo nên khổ, vậy hăy yêu người cho bớt hay hết khổ đi, "Yêu người là yêu ḿnh" là nghĩa như thế. Ta cứ ngồi rà soát lại tính nết của ta th́ ta mới thấy con người trầm luân bể khổ là phần lớn do tác động của nghiệp ẩn tàng qua tính nết của ta vậy. Kinh Nhân Quả nói "Muốn biết Nhân đời trước, chỉ xem Quả hiện tại mà ta đang thọ; muốn biết Quả đời sau, chỉ xem Nhân gây tạo trong đời này". Cứ theo như thế, chúng ta chẳng cần phải có "thiên lư nhăn" ta cũng có thể nh́n thấu 3 kiếp của ta, kiếp hiện tại, kiếp đă qua, và kiếp sắp tới. Đối với các bậc đại sư hay thiền sư họ nh́n cuộc đời đau khổ chỉ v́ vô minh. Khi ta hết vô minh th́ Địa ngục và Thiên đường chỉ là một, nên nhà Phật có những câu như : - Sắc tức là không, không tức là sắc - Phiền năo tức bồ đề - Sanh tử tức Niết bàn. Tất cả những điều ấy tưởng như đối nghịch, nhưng thật ra chỉ là hai mặt của một bản thể trong triết lư "bất nhị" của nhà Phật mà thôi. Xin đưa ra đây một vài đoạn văn thơ tiêu biểu trong văn học Việt nam đă chịu ảnh hưởng triết lư của nghiệp và số trời như: - Trong hai câu mở đầu của tác phẩm "Bích Câu Kỳ Ngộ", tác giả Vô Danh viết :
Mấy trăm năm một chữ
t́nh (Hoá nhi: Tạo hóa = trời, nhi = trẻ con. Ư nói trời oái oăm như trẻ con.) - Trong "Cung Oán Ngâm Khúc", Ôn Như Hầu tả cảnh cung phi oán hận v́ đơn chiếc trong cung:
Tay tạo hóa cớ sao mà
độc, (kim ốc = nhà vàng, ư ám chỉ cung vua). - Đoạn kết của Đoạn Trường Tân Thanh (Kiều), Nguyễn Du viết :
Ngẫm hay muôn sự tại
trời,
Đă mang lấy nghiệp vào
thân, Trong đoạn này, Nguyễn Du đă nhắc lại hai triết lư Số trời của Nho giáo và Nghiệp báo của Phật giáo. Cụ đă dùng hai triết lư này làm nền tảng để chứng minh cho thuyết "tài mệnh tương đố" của truyện Kiều mà ta nhận ngay ra được với hai câu mở đầu :
Trăm năm trong cơi người
ta, Dựa vào những câu thơ tiêu biểu của các tác giả nêu trên, ta thấy được tinh thần ḥa đồng tam giáo gồm Phật giáo, Khổng giáo, và Lăo giáo, đă ảnh hưởng đến triết lư sống của dân ta một cách sâu sắc như thế nào. Để đón
mừng ngày Đản sinh tôi xin chép ra đây lời nói của Thiền sư Thần Hội, đệ
tử của Lục
Tâm là Phật Mười Năm Tắm Gội (Ở nhà mấy hôm đi loanh quanh, chụp h́nh mấy con đường lá vàng gần nhà mới thấy cũng cảnh vật này mà trước đây ḿnh bận rộn quá nên không cảm nhận được cái đẹp đẽ của nó. - Trích một đoạn thư của anh C1) Anh C1 ơi! Tôi xin chia sẻ với anh về những cảm nhận và những ǵ anh vừa bắt chụp được. Tôi biết ḷng anh đang thanh thản lắm. Chính sự thanh thản ấy đă đưa anh đến sự "tỉnh thức" để nhận biết được sự hiện hữu của những cảnh vật quanh ḿnh. Sự sống tỉnh thức là một yếu tố thật quan trọng trong đời sống chúng ta. Thiếu "tỉnh thức", ta sẽ có cuộc sống không tỉnh thức (nói theo kiểu huề tiền), và đôi khi sự thiếu tỉnh thức một cách thái quá sẽ làm mất đi hẳn sự hiện diện của ḿnh trên mặt đất này. Đọc thư anh, tôi chợt nhớ tới một hoàn cảnh tương tự được thể hiện trong bản nhạc “Chiếc lá thu phai” của nhạc sĩ TCS và đă làm tôi suy nghĩ. Mười năm tắm gội, giật ḿnh, ôi chiếc lá thu phai. Chữ "mười năm" ở đây chỉ để diễn tả cái ǵ đă lâu lắm rồi, đă xa lắm rồi như "Mười Năm T́nh Cũ", "Mười Năm Yêu Em" (tên những bản nhạc) hay trong thơ của Tản Đà :
Giấc mộng mười năm đă
tỉnh rồi, Khi tắm gội, là lúc ta dễ thấy được toàn diện thân và ư của ta v́ cảm giác dễ chịu và sự không che đậy lúc đó mang đến. Và chính những khi ta tắm gội ta thường bắt gặp đươc những điều ḱ diệu ẩn tàng trong ta. Ấy thế mà tới mười năm tắm gội, măi cho tới một lúc, mới chợt "tỉnh thức" để nhận diện ra ḿnh và thấy ḿnh như "chiếc lá thu phai". Cái hay của ư này là ẩn dụ của sự già nua qua h́nh ảnh chiếc lá mùa thu. Lá mùa thu là một biểu tượng của sự tàn úa, thế mà ngay cả lá mùa thu ấy cũng đă phai màu để đi đến chỗ tàn khô. Và để rồi:
Chiều hôm thức dậy, ngồi
ôm tóc dài, Anh C1 thấy không, không phải chỉ riêng anh mới bất chợt cảm nhận được những sự vật hiện hữu ở quanh ḿnh mà đă từ lâu anh tưởng là không có. Chung quanh ta toàn là phép lạ, toàn là những điều ḱ diệu đẹp đẽ, dù chỉ là những ǵ thật bé nhỏ tầm thường. Ta quên nó đi, hoặc không nhận ra nó, thật uổng biết bao. Có những lúc ta cảm thấy như ta đang "vong ân" với chúng và vong ân với cả chính ta. Có một lần tôi nghe một vị Thiền sư nói, có bao giờ ta nắm lấy bàn tay của chính ta mà cám ơn nó không, mặc dù nó đă phục vụ ta suốt một đời. Sự an nguy của nó chính là sự an nguy của ta, vậy mà đôi khi ta vô t́nh không nhận ra sự hiện hữu của nó. Nhân tiện đây, trong giới hạn bức thư này, tôi xin chia sẻ với anh một vài ư nghĩ của riêng ḿnh qua vài bản nhạc của TCS. Anh hăy cùng tôi lắng nghe một đoạn trong bài "Rồi Như Đá Ngây Ngô" :
. . . Đôi khi thấy trong
gió bay lời em nói Chắc bản nhạc này không xa lạ ǵ với anh. Khi nghe bản nhạc này anh đă nghĩ và đă cảm nhận nó ra sao ? Với tôi, tôi có cái nh́n hơi mang mác màu sắc “thiền“ trong đạo Phật về hai câu hát sau : Đôi khi thấy trên lá khô một ḍng suối và trong câu Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho Anh cùng tôi phân tích câu đầu nhé! Đôi khi thấy trên lá khô một ḍng suối Tôi tự hỏi tại sao trên lá khô lại có một ḍng suối nhỉ? Và anh có thấy ḍng suối đang chảy trên lá khô không? Nếu không, chúng ta hăy cùng nhau đi t́m con suối ấy nhé . Cứ dựa theo cách nh́n của một vị Thiền sư th́ nếu chúng ta "quán chiếu" vào chiếc lá vàng một cách tỉnh thức (danh từ nhà Phật, quán chiếu nghĩa là nh́n sâu vào sự việc mà ta đang quan sát), ta sẽ thấy trước khi chiếc lá trở thành lá vàng, hay lá khô, chiếc lá đó phải là chiếc lá xanh. Khi chiếc lá c̣n xanh th́ nó ở trên cây và nó là một phần tử của cây. Lá và cây tuy hai mà là một. Nay ta gọi chung là "cây". Cây thuộc về vũ trụ v́ cây nằm trong vũ trụ và lớn lên trong vũ trụ. Cây được h́nh thành và trở nên hiện hữu dưới dạng “cây“ nhờ sự kết hợp bởi những phần tử, bởi những yếu tố “không phải là cây“ như đất, nắng, mưa, gió, chim chóc, … có khi có cả bàn tay con người trong đó nữa. Nghĩa là trong cây chứa đựng toàn bộ những ǵ có trong vũ trụ, không thiếu một thứ ǵ. Thiếu những phần tử ấy, cây không thể có mặt. Do đó, nói một cách khác đi, cây nằm trong vũ trụ và vũ trụ cũng nằm ở trong cây. Nào ta cùng quán chiếu thêm nhé. Như dẫn chứng ở trên, ta thấy trong cây chứa đựng toàn bộ vũ trụ, hẳn trong đó phải có mặt của nước. Nước nuôi cây lớn lên. Thế nước từ đâu mà tới ? Nước đến từ những ḍng sông, từ biển, từ ao hồ và từ suối bốc hơi lên thành mây và thành mưa. Và nước mưa trở lại đất để đến với cây. Nhờ có "quán chiếu" ta thấy rơ là trong cây có h́nh ảnh của suối. Cây có h́nh ảnh suối th́ lá cũng vậy, dù là lá tươi hay lá khô đều có h́nh ảnh của suối cả. Đến đây anh đă thấy ḍng suối trên những lá khô ấy chưa ? Trên lá khô, không phải chúng ta chỉ nh́n thấy có ḍng suối mà ta c̣n thấy cả biển, cả núi non, cả gió, cả trăng, cả những con chim ca hót trên đó nữa ... Như đă nói ở trên, cây nằm trong vũ trụ và vũ trụ cũng nằm trong cây, nghĩa là cây và vũ trụ không thể tách rời nhau ra được. Phải chăng chúng ta đang đi vào triết lư Nhất Nguyên của triết học Đông Phương hay triết lư Bất Nhị của kinh Bát Nhă trong đạo Phật hay đang nói đến chữ Đạo (Being) trong Lăo Giáo vậy ? Và cũng cùng phương pháp như trên, ta "quán chiếu" câu thứ hai : Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho cũng không có ǵ là bí ẩn và sâu xa cả. Cũng như vị Thiền sư ấy nói thêm về từ ngữ "Trái Tim Mặt Trời", chúng ta không phải chỉ tồn tại bởi nhịp đập của trái tim trong cơ thể ta mà thôi, mà c̣n phụ thuộc vào nhịp đập của trái tim mặt trời. Ta cứ tưởng tượng nếu trái tim mặt trời ngưng đập, mặt trời ra đi, chúng ta sẽ ra sao? Nói thêm ra, trái tim ta cũng đang nằm ở Mặt Trời. Từ đó suy ra ta không bé nhỏ như ta tưởng và chiếc lá khô kia cũng to lớn vô cùng. Nếu anh
cứ tiếp tục nghe hết bản nhạc này, th́ rải rác suốt bài hát, ta quán
chiếu được nhiều thứ lắm. Và cũng qua bài hát này ta có thể thay đổi
được cách nh́n về cuộc đời. Cái nh́n của chúng ta về nó sẽ đơn giản hơn,
chính xác hơn, thoát hơn, nhiều yêu thương hơn và như thế chúng ta sẽ
bớt đau khổ hơn. Sự giải phóng con người bởi cái nhận thức “vạn vật đồng nhất thể“ ấy thật là quan trọng. Chúng ta sẽ cùng nhau tiến vào thế giới của "Không", ta sẽ thấy đời sống của ta giầu có lắm và bất sinh bất tử. Cũng như cây, chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ ở trong ta, mà vũ trụ không mất th́ ta ắt phải là bất tử. Sự bất sinh bất tử này đă thể hiện một cách thật sâu sa trong bài hát "Ngẫu Nhiên":
Không có đâu em này, không
có cái chết đầu tiên Quả thật như thế, có vị Thiền sư nói cuộc đời ta là vô tận, bất sinh bất tử. Vị ấy nói tiếp, nếu ta "quán chiếu" ngược ḍng thời gian, trước khi ta lọt ḷng mẹ (tức ngày sinh), th́ ta đă ở trong bụng mẹ chín tháng mười ngày. Ta đi ngược lại thêm, trước khi ta ở bụng mẹ, ta đă ở trong cha, trước cha, ta ở trong ông bà, trước ông bà ta đă ở trong tổ tiên, và cứ như thế, ta đi ngược lại măi, ta sẽ biết là ta đă “có“ từ lâu lắm rồi, và có thể chúng ta đă hiện diện dưới nhiều h́nh thức khác nhau cũng nên, nhưng ít ra là ta biết ta đă hiện hữu từ lâu. Sự “sinh ra“ là phải đến từ không để thành có, mà đă có rồi th́ chữ sinh ra không thể được đặt ra nữa. Khi đă không có sinh th́ ắt ta không thể có tử. Chính sự nhận biết về cái bất sinh bất tử ấy nên ta đă thấy được tiền kiếp của "em“:
Ta thấy em trong tiền
kiếp với cọng buồn cỏ khô Tiền kiếp của ta đôi khi được thể hiện dưới một dạng thức nào đó như những "Hạt bụi" chẳng hạn:
Hạt bụi nào hóa kiếp
thân tôi Vâng, chúng ta có khi chỉ là những hạt bụi rong chơi hay cũng chỉ là vừng trăng chỉ biết lang thang trong vũ trụ. Chúng bị chi phối bởi định luật vô thường lạnh lùng nhưng sinh động, thể hiện khắp nơi nơi như là quy luật sinh tồn của vũ trụ.
Em đi qua chuyến đ̣, ối
a con trăng c̣n trẻ Và cũng chính thấy ḿnh chỉ là một kiếp rong chơi, mà rong chơi măi cũng thấy nhàm chán, đến mỏi quá đôi chân này và muốn t́m đến chiếc ghế nghỉ ngơi, rồi chúng ta chỉ c̣n thấy:
Thấy đời ḿnh chỉ là
những chuyến xe Và sau cùng :
Đời ḿnh chỉ là những
quán không Để rồi :
Ôi phù du từng tuổi xuân
đă già, một ngày kia đến bờ Cuộc đời
cứ trôi chảy ngàn năm vô bờ vô bến trong vũ trụ, không khởi đầu cũng
không kết thúc.
Tri Kỷ Thân gửi anh T1, Nhận được thư anh, tôi mừng lắm. Mừng v́ đă lâu mới lại được nhận thư anh. Trong thư, anh nhắc tới hai chữ Tri kỷ, ḷng tôi thấy thật sảng khoái vô cùng. Đă nói tới tri kỷ th́ ta không thể không nhắc tới câu chuyện về Bá Nha Tử Kỳ của Trung hoa. Tôi có đọc bài "Tích Bá Nha Tử Kỳ" của Hạt Cát. Một bài rất hay. Đọc xong câu chuyện Bá Nha Tử Kỳ này, sao tôi thấy khâm phục cách xử thế của người xưa quá. Nói về các giai thoại trong văn chương Trung hoa, hẳn không thiếu ǵ những giai thoại hay và nhiều ư nghĩa như thế này. Và cũng nhân đọc mấy vần thơ trong bài này, tôi chợt nhớ đến giai thoại về một bài thơ của Trương Kế mà tôi được nghe kể khi đi thăm Trung quốc mấy năm về trước. Trong chuyến đi, chúng tôi ghé qua Tô châu, nơi nổi tiếng về người và lụa đẹp. Nhưng tôi không thấy thích thú lắm về những nàng "Tây Thi" ở đây bằng giai thoại về bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" tức "Đêm đỗ thuyền ở bến Phong kiều" của Trương Kế. Phong Kiều Dạ Bạc
Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên Dich thơ:
Trăng
tà, chiếc nhạn kêu suơng, Thành Tô châu có núi Cô Tô nên c̣n được gọi là Cô Tô thành. Theo lời kể của hướng dẫn viên người Việt, bài thơ này có một giai thoại như sau: Trương Kế, đời Đường, khi đi thi hỏng về, ghé qua bến Phong kiều, tỉnh giấc lúc nửa đêm làm bài thơ này. Nhưng làm mới được hai câu đầu, Trương Kế không làm nổi hai câu tiếp nữa nên cứ trằn trọc không ngủ được. Cũng buổi tối hôm đó, ngoài thành Cô Tô, sư cụ Chùa Hàn San (chùa lập từ đời Đường, lấy tên chùa này bằng tên của vị sư thành lập chùa là Hàn San; Chùa bị phá hủy nhiều lần bởi chiến tranh, sau cùng vào đời nhà Thanh cho xây dựng lại và đúc chuông theo đúng kiểu nguyên thủy đời nhà Đường) cũng cảm xúc cảnh trăng thanh, ngâm rằng:
Sơ tan,
sơ tứ nguyệt mông lung,
(Đêm nay đầu tháng trăng mờ, Sư cụ làm được hai câu rồi cũng hết ư không làm được thêm, trằn trọc măi không sao ngủ được. Chú tiểu hầu bên sư cụ thấy sư cụ trằn trọc nên hỏi cớ sự. Sư cụ nói rơ nỗi khổ tâm của ḿnh cho chú tiểu nghe. Chú tiểu xin được nối tiếp hai câu kế tiếp cho hoàn tất bài thơ :
Nhất
phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
(Hồ xanh ai xẻ đôi vùng, Sư cụ khen hay và sai chú tiểu lên chùa đánh chuông tạ Phật. Thành Cô Tô đêm hôm ấy nghe thấy tiếng chuông từ Hàn San tự ngân xa. Trương Kế, nằm trong thuyền nghe được tiếng chuông lúc ấy, kết thúc được bài thơ của ḿnh :
Cô Tô
thành ngoại Hàn San tự, Giai thoại của bài thơ là như vậy. Trong nhóm đi du lịch hôm đó có người bạn cũng biết giai thoại về bài thơ này, đặt câu hỏi, mà câu hỏi này cũng là nghi vấn của nhiều người am hiểu văn chương Trung quốc từ trước đến nay, là chữ Ô Đề (quạ kêu), thật sự là tiếng quạ kêu hay là tên một địa danh ở thành Tô châu v́ nửa đêm th́ không thể có tiếng quạ kêu. Viết đến đây tôi chợt nhớ tới một bài thơ của Lư Bạch : Ô Dạ Đề
Hoàng vân thành biên ô dục thê, Dịch thơ : Mây vàng
tiếng quạ bên thành, Có cái lạ là thi nhân Trung quốc lại lấy h́nh ảnh con quạ làm thi hứng nhỉ! Ta trở lại bài thơ của Trương Kế. Ngoài ra nghi vấn thứ hai là chữ "nguyệt lạc" là lúc trăng đă gần lặn, tức lúc đó trời đă gần về sáng sao trong thơ lại là "dạ bán" (lúc nửa đêm)? Với những câu chuyện như thế, ta thấy trên đất nước Trung hoa có bao nhiêu giai thoại kỳ thú mà "Bá Nha, Tử Kỳ" chỉ là một. Trương Kế và sư Hàn San chẳng phải là những người tri kỷ đó ru! Thú thật đi thăm Trung quốc rất thích v́ ḿnh đọc nhiều về những di tích lịch sử và văn học của họ nên chúng trở nên gần gũi với chúng ta. Đôi khi tôi có cảm tưởng những di tích hay giai thoại ấy là của nước ḿnh vậy, như khi tôi đứng trên bờ sông Tiền đường, con sông Thúy Kiều trầm ḿnh chẳng hạn. Nếu có dịp trở lại với những câu chuyện về văn thơ Trung quốc tôi sẽ xin tŕnh bầy thêm những nét đặc thù về những bài thơ nổi tiếng cũng như những khuynh hướng sáng tác của những nhà thơ lừng danh đời Đường mà tiêu biểu nhất là ba nhà thơ sống cùng thời, là bạn tri kỷ của nhau, như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lư Bạch, ... rất quen thuộc với chúng ta.
Hạnh Phúc (Anh H2 mến, Tôi không biết anh đang ở nhà. Mùa đông mà được ở nhà th́ thích lắm anh H2 ạ. Đi làm có cái thích khác, mà ở nhà có cái thích khác. Đàng nào cũng thích cả. Tôi tập được cái tính bằng ḷng và enjoy những ǵ ḿnh đang có nên lúc nào cũng thấy happy. Quan niệm sống của con người thật quan trọng. Nó làm cho cuộc sống của ḿnh more fun hơn. Anh có thấy tôi ba phải và mâu thuẫn không?) Bạn thân, Vừa sáng sớm dậy, nhận được thư bạn, tôi thấy hay quá vội trả lời ngay. Trong đời sống, có những điều ta muốn và những điều ta không muốn vây bủa chung quanh ta. Và cũng v́ lư do ấy hạnh phúc và bất hạnh trôi nổi bập bềnh trong không khí. Hạnh phúc v́ ta có những điều ta muốn và bất hạnh v́ ta có những điều ta không muốn tác dụng trực tiếp đến ta. Để sinh tồn trong môi trường ấy một cách hạnh phúc ta cần phải có những filter để lọc lựa, phế bỏ những ǵ ta không muốn có mà ta gọi là bất hạnh. Cái filter ấy chính là cái quan niệm sống đứng đắn của ḿnh được hun đúc bởi nhiều yếu tố như giáo dục, gia đ́nh, bạn bè, hoàn cảnh, kinh nghiệm... vân vân. Đôi khi cái filter ấy cũng bị nghẹt hay rách. Trong trường hợp ấy, vấn đề được đặt ra là ta sẽ thay nó hay giữ nó, hay vá lại, mà thay th́ thay cách nào, mà giữ th́ giữ ra sao, có khi nó lại rơi vào t́nh huống bỏ th́ thương vương th́ tội. Vấn đề lọc lựa hay phế thải trong môi trường này không c̣n là vấn đề riêng của cái filter (nhân sinh quan hay quan niệm sống) không thôi mà c̣n tùy thuộc vào một yếu tố khác nữa là ta có muốn thay đổi cuộc sống cho phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh mới hay không? Đó là nghị lực và sự khôn ngoan. Để giải quyết một cách tạm thời, cái adjustment nhanh nhất và hữu hiệu nhất trước khi ta có quyết định sau cùng, ấy chính là áp dụng cái lư thuyết ba phải của bạn vậy. Tạm thời thôi đấy nhé. Cái quan trọng nhất vẫn là quyết định sửa đổi lại cái suy nghĩ của ḿnh với cuộc sống từ trong cốt lơi, cội nguồn. Sửa đổi nó ra sao và bằng cách nào, nó lại là vấn đề thuộc về cá tính mỗi người. Không thể ba phải măi được v́ như thế nó sẽ tự biến thể thành bốn phải hay đa phải, lùng tùng xoèng lắm. (Cười!) Khi bạn thấy enjoy thật sự trong cuộc sống để more fun hơn th́ chắc chắn điều ấy không c̣n là ba phải nữa. Đúng không? Tôi năn nỉ bạn đồng ư với tôi đi. (Cười!)
Nói Chuyện Về Cười Ôi thôi, trên giải đất cong h́nh chữ S của đất nước ta, từ Bắc vào Nam, chỗ nào cũng vang lên những tiếng cười. Cười từ thành thị tới thôn quê, cười từ chỗ cao sang quyền quư tới chỗ nghèo hèn, và cười từ trẻ đến già. Cười là
một phần đời sống tinh thần phong phú và tinh tế của dân tộc. Cười chiếm
một chỗ đứng có nhiều ưu thế trong văn hóa và văn học nước ta. Cười của
ta đa dạng v́ nó có đủ khả năng diễn tả mọi trạng thái hỉ, nộ, ái, ố,
cũng như sự biến đổi tâm lư phức tạp trong mọi t́nh huống của đời sống
hàng ngày. Cười của ta không phải chỉ để diễn tả sự hoan lạc không thôi, nó c̣n mang một triết lư sâu xa của một nền văn hóa lâu đời mà trong đó sự thăng trầm của lịch sử và biến động xă hội đă đóng góp vào cười một phần không nhỏ. Chính v́ thế, theo tôi nghĩ, cái cười của một dân tộc chịu nhiều thử thách và thăng trầm như dân tộc ta, ắt hẳn tiếng cười ấy phải có nét đặc thù riêng và phải giầu có cả về mặt số lượng lẫn ư nghĩa của nó, mà nhiều dân tộc khác không thể có được. Cười cũng được sử dụng thay tiếng nói để gửi gấm tâm tư của ḿnh cho người khác hay cho chính bản thân ḿnh. Tiếng cười của ta mang t́nh thương yêu, hoan lạc nhưng cũng có khi để bầy tỏ sự chịu đựng hay phẫn nộ hoặc đấu tranh quyết liệt lẫn ngang tàng, kể cả hèn hạ lẫn đểu cáng hay chỉ để "cười cười" vô nghĩa. Cái cười của dân ta th́ phong phú như thế. Trong khi đó, trong buổi thuyết tŕnh của ông Đỗ Thông Minh với đề tài "Văn Hóa Nhật" được tổ chức ở San Jose, ông nói người Nhật lo ngại sau này sẽ dần dần mất đi tiếng cười của họ. Dù câu nói đó có thể chỉ là câu nói đùa hoặc có tính cường điệu của ông, nhưng khi tôi có dịp đi thăm nước Nhật gần đây, tôi thấy câu nói ấy không hẳn là không có cơ sở. Và như thế, tôi có cảm tưởng như văn hóa của ta đứng về mặt "cười" có thể "phồn thịnh" hơn, không những so với người dân Nhật mà kể cả so với nhiều dân tộc khác trên thế giới nữa. Các cụ ta có câu "cười là liều thuốc bổ". Nếu ta hiểu nghĩa liều thuốc bổ ấy như những liều "thuốc bổ thận" của các vị vua chúa bên Tầu ngày xưa hay toa thuốc bổ "Minh Mạng" được truyền tụng trong dân gian th́ hẳn dân ta phải "sung sức" lắm v́ cười. Ta cứ nh́n vào sự tăng trưởng dân số của dân ta th́ biết, nhà nhà đều "con đàn cháu đống" cả đấy do tác dụng cực mạnh của "cười là liều thuốc bổ" (thận) này. Để tránh sự lo ngại của cụ Tú Xương:
Phố phường chật hẹp người đông đúc th́ tốt nhất là ta phải trị liệu tận gốc bằng chính sách "cấm cười" hoặc bắt "tịt cười". Cấm cười như thế th́ thật khó quá v́ không ai có thể "nhịn cười" măi được. Và nếu ta hiểu nghĩa "cười là liều thuốc bổ" ấy như những liều "thuốc bổ chống béo" (diet) th́ ta hăy nh́n vào vóc dáng của dân ta, với dáng người thon nhỏ đến gầy g̣ như thiếu ăn th́ đủ hiểu cái cười của ta chính là liều thuốc "diet" rất tốt vậy. Và nếu như thế, cái cười của ta chẳng hóa ra đang hợp với thời trang thế giới đó ru? Mau mau hăy xuất cảng cái cười ra nước ngoài thay v́ xuất cảng lao động hay lao nô. Dân ta sẽ giầu to, vừa có tiền lại vừa truyền bá được cái văn hóa cười của dân tộc, một dân tộc có truyền thuyết xuất phát từ bọc trứng trăm quả, những quả trứng vàng. Chẳng ai cấm người ta sử dụng tiếng cười như những liều thuốc "bổ thận" và thuốc"bổ chống béo" cùng một lúc, nghĩa là người vừa thon thả lại vừa "sung sức". Như thế tiếng cười của ta quả đúng là liều thuốc bổ ngoại hạng trong thời đại của khoa học tân kỳ này. Ta hăy trở lại với cười qua danh sách "tiếng cười". Tôi dựa trên bảng liệt kê những tiếng cười của Nguyễn Tuân sưu tầm được, rồi thử phân loại những tiếng cười này theo những h́nh thức khác nhau. Tôi biết sự phân loại này không mấy chính xác v́ tiếng cười đôi khi được sử dụng qua lại, lẫn lộn với nhau tùy theo từng trường hợp mà người sử dụng tiếng cười ấy muốn dùng nó vào mục đích nào. +/ Tiếng cười được diễn tả dựa theo âm thanh: Cười hề hề, cười hà hà, cười ha hả, cười h́ h́, cười hô hố, cười hăng hắc, cười hềnh hệch, cười khanh khách, cười khúc khích, cười sằng sặc, cười the thé, cười ḍn dă. +/ Tiếng cuời được diễn tả với sự biến đổi trên khuôn mặt: Cười nheo mắt, cười mép, cười mũi, cười ruồi, cười trâu, cười híp mắt, cười nheo mắt, cười phổng mũi, cười hở lợi, cười chúm chím, cười ra nước mắt, cười nửa miệng. +/ Tiếng cuời được diễn tả với thân h́nh: Cười nôn ruột, cười lăn cười ḅ, cười ngả ngớn, cười văi đái. +/ Tiếng cuời được diễn tả khi vui: Cười vang, cười ngất, cười phá, cười ngặt nghẽo, cười ḍn dă, cười hả hê, cười khúc khích, cười phào. +/ Tiếng cuời được diễn tả khi không được vui hay khi buồn: Cười gượng, cười chua chát, cười nhạt, cười khẩy. +/ Tiếng cuời diễn tả khi không vui mà cũng không buồn: Cười kh́, cười x̣a, cười xuư xóa, cười cười. +/ Tiếng cuời diễn tả khi tức giận hay khi không vừa ḷng: Cười gằn, cười mỉa, cười khẩy, cười khinh khỉnh, cười cộc lốc. +/ Tiếng cuời có tính cách giao tế: Cười đón cười đưa, cười theo, cười cầu tài, cười lấy ḷng, cười xă giao, cười thơn thớt, cười nịnh, cười cầu hoà. +/ Tiếng cuời dùng cho vấn đề trai gái: Cười t́nh, cười nụ, cười hoa, cười ba lơn, cười động cỡn, cười bù khú, cười đú đởn, cười nham nhở, cười dê, cười duyên. +/ Tiếng cuời diễn tả về uy quyền: Cười trịch thượng, cười Thái sư. Những tiếng cười nêu trên chỉ có tính cách liệt kê chứ không mang tính chất giới hạn v́ chắc chắn ngoài những tiếng cười kể trên, c̣n nhiều tiếng cười khác nữa v́ có những tiếng cười chỉ được dùng cho từng địa phương mà thôi không phổ biến rộng răi. Tiếng cười cũng có đời sống của nó, có nhiều tiếng cười mới đựơc sinh ra và cũng có nhiều tiếng cười nay ít người dùng hay không c̣n được dùng nữa, chúng đă trở thành "tử ngữ". Có những tiếng cười đôi khi chỉ được dùng cho một người, có khi chỉ dùng cho nhiều người, hay chỉ cho con trai hoặc chỉ cho con gái… mà không thể dùng lẫn cho nhau được. Có những cái cười như cười tủm tỉm, cười chúm chím, cười mỉm, ... nói chung là "cười cười", th́ thật khó mà đoán được ư nghĩa thực của nó, nghĩa là không hiểu nổi cái thông điệp mà người cười muốn gửi đi. Lúc đó ta phải nhận diện thêm những yếu tố khác như sự diễn tả trên nét mặt, âm điệu hay t́nh huống xẩy ra cái cười ấy. Trong trường hợp khó khăn như thế ta chỉ nên cười góp và có khi sự cười góp một cách ngớ ngẩn lại mang cái họa vào thân. Khó thật! Ngoài ra ta c̣n có một loại cười đứng riêng biệt, đó là cười thầm. Cười thầm th́ không thể phát ra tiếng được dù là rất nhỏ mà nó chỉ là trạng thái "cười ngầm trong bụng". Tuy cười một ḿnh, không thành tiếng, nhưng nó lại không thuộc loại cười mỉm, cười ruồi, hay "cười cười" đâu nhé, v́ cười thầm không mang tính chất diễn tả mà thông thường nó chỉ mang tính chất ẩn ư như để chê bai hay không đồng ư về một điều ǵ đó nằm trong ư nghĩ, cũng có khi là một ư nghĩ ngộ nghĩnh, hóm hỉnh kín đáo, riêng tư của ḿnh. Để hiểu được tiếng cười của dân ta th́ thật vô cùng khó khăn và gian nan. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh có ư chê trách dân ta cái ǵ cũng cười, vui cũng cười mà buồn cũng cười nên đôi khi làm mất vẻ trang nghiêm. (Dân An nam ta ǵ cũng cười, nhăn răng h́ một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang...) Chê trách như thế cũng có phần đúng, nhưng cũng có thể cụ hơi khắt khe với cái cười của dân ta chăng ? Và cũng có thể cụ chưa hiểu hết cái cá tính đặc thù của người dân ta qua những câu của các cụ ta xưa kia để lại như "khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười", đấy là chưa kể đến "vô duyên chưa nói đă cười" hay cười chỉ là động tác để "cười hở mười cái răng" mà thôi. Cười nói chung không phải chỉ được diễn tả bằng những "tiếng cười" mà c̣n được thể hiện qua nhiều h́nh thức khác nhau trong đời sống như sinh hoạt xă hội và cả trong văn học nghệ thuật … nữa. Riêng trong văn học, qua văn chương từ b́nh dân cho tới bác học, cười đă đóng góp vào đó một cách sâu xa và đáng kể. Cười được thể hiện qua những câu tục ngữ ca dao dân gian dí dỏm hay những truyện tiếu lâm truyền khẩu hay thành văn hoặc những bài văn thơ trào phúng, tự trào hay châm biếm, mà mỗi khi đọc lên ta không thể không cười, dù nhiều hay ít. Theo một vài nhận xét thô thiển ở trên, tôi thấy cái cười của dân ta thật phong phú làm sao. Cười c̣n th́ dân tộc Việt nam c̣n và Việt nam c̣n th́ cái cười của dân ta ắt hẳn phải càng ngày càng phong phú hơn. Chúng ta đă may mắn được sinh ra trong một đất nước có nhiều tiếng cười như thế, đương nhiên nó phản ánh rơ tinh thần lạc quan trong cuộc sống của dân ta. Vui cũng cười, buồn cũng cười, dù hoàn cảnh khó đến đâu ta cũng cố cất tiếng cười hay để trên môi một nụ cười. Cười thường là nguồn hoan lạc đem đến cảm giác dễ chịu cho ḿnh và cho mọi người chung quanh. Từ đó ta suy ra được cái cười của dân ta cũng c̣n phản ánh được nếp sống văn hóa lấy nhân bản làm gốc, v́ ḿnh và cũng v́ người.
Hai Hát |