Bản Tin
THÂN HỮU ĐIỆN LỰC
Số 25

TRONG SỐ NÀY

Thư từ liên lạc

Nguyễn Công Thiuần

Thư cuối năm

Nguyễn Trọng Dzũng

C̣n gặp nhau (Trích liên mạng)

(Thơ) Tôn Nữ Hỷ Khương

Bài phỏng vấn GS NK Nhẫn về điện hạt nhân  Nguyễn Khắc Nhẫn

Viếng bạn miền xa

Sông Đồng Nai

Sung sướng tuổi già (Thơ)

Tràm Cà Mau

Về hưu (Thơ)

Thu Hoa

Chỉ một sát na hơi thở mà thôi

Sương Lam

Người c̣n đó tôi c̣n đây (Thơ)

Sương Lam

T́nh đầu

Hiền Vy

Mạ của con (Thơ- Trích liên mạng)

(Dịch của Susan Schultz) CNB

Bài t́nh thơ tháng sáu (Thơ)

Sương Lam

Louisiana với thành phố New    Orleans                      Lang Thang

Tại sao tôi bị đưa ra Bắc

Nguyễn Trọng Dzũng

Xóm đạo Houston

Nguyễn Phục Hưng

Con gái người dưng

(Trích liên mạng) Hoàng Lan Chi

Đọc báo giùm các bạn

NCT

Dỗ cháu (Thơ)

DLK

Gió mùa thu(Thơ)

Thu Hoa

Chuyện ... lẩm cẩm

Nhiều thân hữu

Tạp ghi i-meo

Nhiều thân hữu

Tạp ghi Hai Hát

Hai Hát

Tấm ảnh năm xưa

 (Thơ)

NMB

Tạp ghi Cậu Năm

Cậu Năm

Tạp ghi Thu Hoa

Thu Hoa

Nhớ về nha Trang Bị (Thơ)

Thu Hoa

H́nh ảnh sinh hoạt

Nhiều thân hữu

T́nh thân hữu bao la

Vơ Văn Hoàng

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Paris-Brussels, Âu châu, 9/2004

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐ Úc châu tại Brisbane, Queensland, Úc, 3/2005

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Montréal, Canada, 7/2005

Nhiều thân hữu

Sổ tay sinh hoạt

Nhiều thân hữu

Chúc mừng

Phân ưu

Bài của Vơ văn Hoàng
 

Từ lúc c̣n nhỏ ở quê nhà và cho đến nay, sống ở Pháp đă hơn một phần tư thế kỷ, tôi vẫn thích đi đây đó cho biết cái hay cái đẹp của vũ trụ, của tha nhân, nối ṿng tay lớn với mọi nơi khắp năm châu bốn bể để theo gót tổ tiên đă nói: Đi một ngày đàng học một sàng khôn, thật không sai…

Cứ mỗi lần được đi cắm trại lúc c̣n là Sói con đến lúc làm huynh trưởng hướng đao, hay tham gia các hội đoàn du ngoạn, công tác xă hội của sinh viên các đại học Sài g̣n, hay sau nầy, khi ở Pháp, có dịp đi du lịch dễ dàng hơn … mỗi lần đi là một niềm vui khó tả, nhiều lúc đến mất ngủ dẫu cho những lần du ngoạn chỉ vài tiếng đồng hồ mà thôi.

Có lẽ trời sắp đặt cho chúng tôi đinh cư tại miền nam nước Pháp, có nắng ấm, du lịch ở đây là nguồn lợi chính và người dân ở vùng nầy đi làm th́ đại khái, c̣n đi chơi suốt năm th́ là mục đích chính của cuộc đời của họ. Nghĩ ra th́ cũng đúng v́ người dân nước Pháp đă ăn ngon, mặc đẹp từ lâu rồi, an ninh xă hội rất tốt đẹp. Xă hội Pháp nầy hợp ư của tôi quá rồi.

Tôi nhớ măi, hè năm 1976, mới từ Sài g̣n qua định cư tai Aix en provence, đang ở trong Hotel do chính phủ Pháp đón tiếp nồng nhiệt chưa đầy một tháng, TS Thực, Thân hữu Điện lực, bạn thân từ lúc học ở Kỹ thuật Phú thọ, đă từ Montréal, Canada, nghe tin tôi ở Pháp và đă ghé bưu điện nơi tôi ở và bắt đầu gọi điện thoại t́m tôi qua các tên Việt nam trong tập niên giám điện thoại … cuối cùng gặp được ông cậu của nhà tôi (Denise). Thực, vợ chồng Trương Trí Vũ, bạn cùng pḥng với tôi ở cư xá sinh viên Đắc Lộ Sài g̣n, kéo chúng tôi đi nghỉ hè vài hôm ở miền biến Côte d’Azur … Rồi từ đó, mỗi năm hai ba lần, vợ chồng tôi cùng hai con trai là Tam Nguyên và Tam Khôi đi du lịch cùng nước Pháp, các nước Âu châu cho đến châu Á, châu Mỹ, châu Phi … Cũng nhờ kinh nghiệm du lịch, Nguyên và Khôi ḥa nhập vào cuộc sống mới trên đất Pháp mau lẹ, dễ dàng, và vui sống cùng một sở thích du lịch với cha mẹ, tạo một nếp sống đẹp cho gia đ́nh và riêng cho chính ḿnh, một niềm vui chia sẻ với nhau, thật là học cả ngàn khôn …

Mùa xuân năm 2003, theo lời mời của một số khá đông bà con, thân hữu điện lực và bạn bè đă ghé thăm, và chúng tôi làm guide đi du lịch ở Pháp, miền Provence, Nice, Côte d’Azur từ hơn hai mươi năm qua, tôi và nhà tôi có hứa sẽ đi thăm đáp lễ … Kỳ nầy, anh chị NV Thích sẵn sàng nghỉ phép để đưa đi chơi, nên chúng tôi quyết định đi du lịch qua hai nước Canada và Mỹ với hai mục đich rơ ràng là gặp lại thăm hỏi bà con, bạn bè và nhất là với đại gia đ́nh Điện Lực hải ngoại đầy t́nh thương, t́nh thân hữu hiếm có nầy.

Đây là chuyến đi đầu tiên trong chương tŕnh du lịch mới, kể từ đầu năm 2002, tôi đựoc về hưu trí sớm, và Denise cũng nghỉ làm để cùng nhau thưởng thức cái thú du lịch cùng thế giới, chỉ có hai đứa thôi …
Montréal, Niagara, Newyork, New Jersey, Boston, Quebec, một chuyến du lịch đầy thân ái làm sao quên được, những cảm nghĩ ghi lai đây để chia sẻ với người thân như một lời nói cám ơn chân thành các thân hữu, bạn bè đă tiếp đón nồng hậu trong suốt thời gian gần một tháng ở vùng Bắc Mỹ, và cũng quảng cáo xứ đẹp Canada.

 

Montréal, xứ mới lạ, t́nh thân hữu quư mến…

Québec là một tỉnh bang lớn nhất nước Gia nă đại, rộng lối gần 1 triệu 7 trăm ngàn cây số vuông, ba lần hơn nước Pháp, có lối 8 triệu dân, phần lớn có gốc Pháp (Francophone), hai thành phố lớn đáng kể dọc sông Saint Laurent, có hầu hết các thân hữu điện lực(THDL) và người Việt sinh sống là Montréal, nghiêng về thương mại, và Québec, thủ đô, nghiêng về văn hoá, được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1986.

Trước Thiên Chúa giáng sinh đến đầu kỷ nguyên, đây là vùng đất đă có ít người đến ở như người Á châu, Asiatiques từ Sibérie và Alaska, người Amérindien, người Inuit, Viking … Là một quốc gia mới thành lập có mấy trăm năm nay nên lịch sử c̣n it ỏi, không như nước Pháp hay Trung quốc, tôi chỉ nhắc đến 3 người Pháp đă có công trong công cuộc khám phá Quebéc mà du khách đi đến đâu cũng thấy tên của Jacques Cartier (1534: khám phá ra vịnh Saint Laurent), Samuel de Chaplain (1609: khám phá ra Québec), Le Marquis de Montcalm (1756: nổi tiếng trong trận giặc giữa Anh và Pháp năm 1759 trên cánh đồng Abraham, Pháp thua trận). Văn hoá Anh, Pháp ảnh hưởng đến Québec trong suốt lịch sử của vùng nầy bởi Pháp và Anh tranh dành nhau miền đất trù phú nầy nhiều lần đổ máu. Cường quốc Hoa kỳ ở kế bên, nên văn minh Mỹ cũng đem nước nầy thêm giàu có và thu hút rất nhiều dân cư trên thế giới đến lập nghiệp, như Trung hoa, Do thái, Anh, Pháp, Mỹ, Âu châu … Sau 1975, có thêm Việt nam, Căm bốt, Lào …

Vài năm đánh dấu lịch sử của vùng nầy:

- 1642 : 17/5 : thành lập thành phố Ville Marie, trở thành Ville de Montréal hiện nay.

- 1966 : Daniel Johnson, Thủ tướng đầu tiên.

- 1967 : Exposition universelle de Montréal. De Gaulle, Tổng thống Pháp tuyên bố trước balcon Toà đô chánh Montréal : «Vive Québec libre».

- 1980/1995 : Premier et deuxième Référendum về Québec libre : 60%, 50,6% dân chúng tuyên bố không đồng ư, bỏ phiếu «Non».

Vài kỷ niệm êm đẹp với THDL và bạn bè đă găp ở đây như anh chị NV Thích, TS Thực, HM Cần, TH Lượng …và hầu hết THDL Montréal, gia đ́nh Giáo sư Bùi Tiến Rũng, các bạn cũ Trương Trí Vũ, Vũ Hùng Mẫn, Hà Thanh Thu/Điệp …

* Anh chị Thích đón tiếp nhiệt t́nh gần 10 hôm tại nhà rất rộng và đẹp ở Brossard ... tổ chức tại tư gia buổi tiệc hội ngộ với sự tham gia đến 32 thân hữu, có anh chị NC Thuần từ New York chạy qua họp mặt với chúng tôi, thật cảm động và vui mừng.

* Thực/ Khánh Hoài họp bạn Đắc Lộ tại nhà Lượng/ Nhung; Mẫn/ Thanh, dượng và d́ Thu/ Điệp đều đón tiếp tại nhà, đưa đi chơi mọi nơi, ăn nhiều món lạ …

* Sau bao năm t́m thầy cũ, tôi vô cùng cảm động đựơc Thầy Cô Bùi Tiến Rũng, cựu Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Phú thọ Sài g̣n, kiêm Giám đốc trường tôi học là Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, tổ chức một buổi tiệc tại nhà để đón vợ chồng học tṛ cũ, với sự tham dự của một số bạn bè thân thiết, đặc biệt có anh chị NV Thích, TS Thực, đă cùng tôi ghé thăm Thầy năm 1971 tại Bangkok, hơn 30 năm qua… Khi gặp lại Thầy, thú thật tôi không cầm được nước mắt, Thầy cũng vui mừng ôm lấy tôi… Nhớ măi người thầy cao thượng, hiếm có nầy … Tôi đă sát cánh bên Thầy, lúc c̣n sinh viên, rồi giáo sư, trong thời gian mà nước nhà chinh chiến, Mậu Thân 1968, để đem lại những mới lạ, tốt đẹp cho trường …

* Viếng khu phố Vieux Montréal, Centre Ville bằng métro, hay đi bộ rất thoải mái: Place d’Arme, Basilique Notre Dame, Place de la Mairie, Place des arts, Complexe des jardins, Bonaventure, Peel, các khu phố có các con đường vui nhộn Rue Saint Catherine, Boulevard René-Lévesque, De Maisonneuve, Rue Université, Quartier Latin, khu đại học trẻ trung UQAM, Mc Gill, Rue Sherbrooke, Montagne, Saint Jacques… Đi xa khỏi thành phố, lối 160km, hướng Les Laurentides đế ghé xem Park du Mont Trembley, park lớn nhất vùng Québec, có nhiều đồi với nhiều cây thơm đăc biệt như érable argenté, chêne rouge... có đến gần 400 cái hồ... nơi đây đủ tṛ chơi ngoài trời, mùa đông là nơi trượt tuyết... Lúc chúng tôi ghé thăm, lá cây c̣n xanh, mua tấm carte postale, gởi 2 Mẹ, với cảnh Mont Trembley đầy tuyết trắng, với cây cối màu đỏ và vàng thật là nơi đáng trở lại ...

* La ville souterraine : Một niềm hănh diện của dân ở đây là dưới những khu phố nói trên, cả một thành phố dưới hầm có đến hơn 29 km đường hầm, được sưởi ấm và máy lạnh điều ḥa quanh năm, du khách tha hồ mua sắm, ăn uống, đặc biêt món thịt ḅ nướng khói, Smoked meat, ăn với anh chị Cần, Thuần dưới hầm sâu ... Mùa đông dài hơn 7 tháng, nhiệt độ bên ngoài nhiêu lúc đến -30 độ C, mà dưới hầm có thể mặc chemise thôi… Bạn thử t́m có nơi nào trên thế giới dám bỏ tiền làm một công tŕnh lớn lao như vậy…

* Viếng Canal de Lachine, đi Croisières AML Cruises trên sông Saint Laurent và ăn tối món tôm hùm rất ngon, bên cạnh gia đ́nh Gille/Băng Trâm, Denise sung sướng lần đầu tiên gặp con đỡ đầu.

* Thăm viếng Site Olympique, Biodôme, Jardin botanique, Insectarium, vườn hoa Nhật, Trung quốc rất thích thú. Vào casino cho biết có khác với Las Vegas không? Cũng giống nhau v́ phải đóng thuế vài chục đô kéo máy…

* Chụp h́nh trên đỉnh Park Mont Royal, nh́n thành phố Montréal dưới chân đồi lúc ánh đèn đêm vừa lên, tôi vui sướng được thấy một thành phố duy nhất trên thế giới có ba nền văn hóa Pháp/ Anh/ Mỹ, rơ ràng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như kiến trúc nhà cửa, lâu đài... Ghé tạ ơn Chúa nơi nhà thờ nổi tiếng linh thiên như Lourdes ở Pháp, đó là Oratoire St Joseph, nghe anh Cần kể chuyện về cuộc đồi tận tụy chữa trị bệnh bằng phép lạ của Frère André ...

* Đi đi về về hai cây cầu Cartier và Champlain, kẹt xe thường xuyên, để vào khu trung tâm… Rồi không quên ghé ăn uống tai Chinatown, có cổng Tàu sơn màu đỏ, tha hồ ăn uống như ở Chợ lớn dạo nào, có đi dự lễ cưới đăi tại Holliday Inn trong khu nầy…, ăn phở Rạng đông, Tây hồ, chạo tôm tiệm Ông Cả Cần…và nhiều tiệm Việt nam, Tàu khác không nhớ hết tên ở dọc đường Côte des Neiges, vui sống với Việt nam tại miền bắc Mỹ nầy, thật là nhớ đời.

* Một tối mùa hè, Thực chơi keyboard, loại đàn piano điện, với ban nhac sống do Thực làm nhạc trưởng, tôi hát bài «Để quên con tim», rồi nhảy đầm với bạn bè nghệ sĩ Việt nam tại nhà hàng Yin Hua, Brossard, nhớ lại ngày xưa bay bướm ở Sài g̣n, nhảy đầm matinée ở dancing Đồng Khánh thời sinh viên … Khuya hôm ấy, lúc qua cầu Champlain về Outremont, pháo bông nổ vang trời như đón chào những người bạn xưa đă hội ngộ…

* Tháng 6 và 7, hai tháng hội hè tưng bừng ở Mông Lệ Hoa nầy: Đua xe hơi Formule 1 (lần đầu tiên tôi sờ vào chiếc xe đua Ferrari màu đỏ), và Festival international de Jazz, là chính. Tháp tùng Mẫn và Thanh, hai người bạn rất là nghệ sĩ, một đêm nghe Jazz, nhún nhéo, vỗ tay, hát theo, mệt đừ người mà quá vui, lần đầu tiên Denise ngủ đứng sém té v́ ngủ không đủ, tối nào cũng về nhà đă khuya… nhưng vẫn cố gắng vui với bạn bè ...

 

Ottawa, thủ đô êm đềm; Niagara falls, kỳ quan thế giới...

Như đă lập chương tŕnh từ lâu, anh chị Thích đưa chúng tôi đi thăm thác nước vĩ đại Niagara falls trong ba ngày, cách Montréal lối hơn 600 km về hướng Toronto, trên đường đi chúng tôi ghé thăm chớp nhoáng Ottawa, thủ đô của nước Canada, sau ba giờ lái xe. Thủ đô vào 10 giờ sáng c̣n vắng người, xe chúng tôi đến thẳng nơi viếng thăm chính ở đây là : La colline du Parlement, nơi làm việc của Thủ tướng và nội các trong một lâu đài giống bên Anh quốc, bên trong có h́nh ảnh Nữ hoàng Anh, Chef d’État, cầm đầu Liên hiệp Anh, trong đó có Canada. Làm một ṿng thành phố nhỏ êm đềm, sang trọng, bên sông Outaouais, mà mỗi độ đông về, con lạch Rideau đóng thành nước đá làm thành một Patinoire trượt tuyết, đó là đặc điếm của Ottawa... Măi miết tâm sự với nhau, xe đă đến nhà của vợ chồng Minh, con trai đầu của anh chị Thích, ở lại hai đêm tại ngôi nhà kiến trúc kiểu Ư, rất nghệ thuật ở Mississauga,cách Niagara lối 1 giờ xe...

Vài kỷ niệm chuyến đi ghi lại đây :

* Viếng thăm Niagara falls, khám phá từ 25.000 năm nay, một thắng cánh và nơi du lịch được thế giới thăm nhiều nhất nước nầy. Mỗi năm có đến 12 triệu du khách. Thác chặn con sông làm hai phần thác: một thác thuộc Ontario, Canada, rất vĩ đại, điểm chính du lịch, rộng 800m, và một thác thuộc tiếu bang New York, Mỹ, nhỏ hơn, thơ mộng, rộng 300m. Chúng tôi có đi viếng hai Niagara falls, phía Mỹ và Canada gọi là Horseshoe falls (des chutes en fer à cheval) bằng chiếc tàu lớn «Maid of the Mist» đưa du khách, được tặng cái áo mưa màu xanh biển, đến tận dưới chân thác để nh́n cả triệu, triệu tấn nước từ trên cao lối 56 mét rơi xuống, hơi nước tung tóe làm ướt cả người, may là có áo mưa … Chúng tôi vui sướng ngắm cảnh thiên nhiên quá hùng vĩ khi con tàu càng nổ máy lớn, cố tiến sâu vào chân thác, nh́n sóng cuồn cuộn chảy mạnh dưới chân ḿnh mà tưởng nhớ đến rất nhiều phim truyện đă quay tại nơi nầy … thật khó mà có được cái cảnh tượng vĩ đại trên địa câu nầy, bởi vậy mới được là kỳ quan chứ… Thân hữu nên đến xem, nếu ở lại được ban đêm, có đèn chiếu mỹ thuật, thác nước lại mang một h́nh sắc khác, mùa đông có nơi nước đóng thành những Stalactiques bằng nước đá, kẻ thích chụp h́nh chắc là không c̣n phim …

* Ăn cơm tối và Karaoké, nhảy đầm tại nhà thân hữu Lê Văn Lợi, rất t́nh cảm, mặc dầu mới gặp nhau. Lơi và Kim Anh rất mê nhảy đầm, có dành riêng cả một tầng lầu treo đèn kết hoa, âm thanh nổi để đón bạn bè đến nhảy đầm, hay nhảy với nhau hằng ngày cũng vui rồi… Sáng hôm sau trở về xứ Mộng, trên xe nói chuyện vui quên cả 6 tiếng đi đường, một kỷ niệm nhớ măi, từ đó t́nh thân hữu thắm thiết hơn. Sau gần 10 ngày ở nhà anh chị Thích, vui sướng, lại tạm chia tay để hội ngộ với bạn bè đă hẹn …

 

New York thành phố nhà chọc trời –

T́nh thân ái New jersey, Long Island xanh tươi ...

Sáng sớm ngày 19/6, TS Thực nghỉ sở, cùng người bà con, Bồ giang, văn sĩ, lái xe đưa chúng tôi từ Montréal đi NY, NJ, Boston trong ba ngày ... thăm thân hữu Lê Bá Trực, ở Montauk, tuốt ngoài chóp bu của bán đảo Long Island. Phải băng qua thành phố New York rồi đến lối 9 giờ đêm mới t́m ra nhà thân hữu Trực, biệt thự mênh mông ở giũa rừng, chúng tôi có găp nhiếu con nai lớn trên đường đến nhà. Thực vui mừng gặp lại vị đàn anh kính mến, sức khỏe c̣n rất tốt … ra phố ăn cơm Tàu ...

Sáng hôm sau ăn điểm tâm pancakes rồi lên đường thăm New York city, tối về nhà anh chi NĐ Huấn ở New Jersey như đă hẹn … Anh chị Huấn đă chuẩn bị đại tiệc đón chúng tôi, thật vô cùng cảm động và vui sướng. Xe ngừng lại trước biệt thự xinh đẹp và nâng ly mừng ngày hội ngộ lịch sử nấy với hầu hết các thân hữu trong vùng NY, NJ, có cả TH Đức và NC Thuần, từ Pensylvania, NY cũng lái xe dưới mưa cả hơn 6 tiếng gặp lại chúng tôi. Vui mừng với nhau chỉ có 6 tiếng đồng hồ sau khi đă vượt qua cả gần 2000 cây số thăm trả lại bạn bè ở đây đă ghé thăm chúng tôi ở Aix en Provence…

Sáng hôm sau, có TH NV Di, gọi điện thoại mời cả phái đoàn mười mấy người đi ăn sáng, tiếc quá, phải trở về Boston sớm cho kịp ăn trưa với TH HV Phong, tôm hùm đặt sẵn Boston, anh chị Phong đă dọn sẵn trên bàn rồi… Ăn trưa vội vàng, Thực c̣n phải trở về lại Montréal cho kịp hẹn ngày hôm sau, v́ đường c̣n quá dài, cũng cả hơn 13 tiếng lái xe từ nhà anh Huấn… T́nh thân hữu thật bao la, hơn 3000 cây số vượt qua các tiểu bang Québec, NY, NJ, Massachusetts, trong ba ngày với bạn cũ, chúng tôi không thấy đường xa chút nào cả, … Thực có nói là chỉ có cách đưa tụi tôi cùng đi NY mới có nhiều giờ hàn huyên v́ ở Montréal, Thực làm việc bận rôn lắm … Cám ơn bạn đă làm tôi quá xúc động, mà suy nghĩ cũng phải thôi, v́ chúng tôi đă sống như vậy hồi c̣n bên nhà, dạo ấy Thực đă biết Denise rồi, và tôi cũng rành về cuộc đời của Thực…

NY là trái tim của nước Mỹ… tôi đă ghé đây lần đầu hơn 15 năm trước. Khôi, con trai thứ hai, cũng có ở campus ở đây và rất mê NY, trong pḥng khách nhà của Khôi ở Paris có treo hai bức h́nh rất lớn thành phố NY: Manhattan và Central station… Denise nhất quyết kỳ nầy phải ghé thăm NY, nhất là hai nơi nầy, đế thông cảm sự thương mến NY của con trai… tuổi trẻ, ai mà không thích NY vui nhộn, nơi găp gỡ của sinh viên toàn thế giới ở Đại học, dĩ nhiên là có những chuyện t́nh đẹp không quên…

Vài hàng ghi lại chuyến du lịch NY, với 2 bạn chuyên nghiệp du lịch, một người lái xe, một người guide rành NY đă đưa chúng tôi đi thăm hầu hết các điểm chính, chỉ trong ṿng 6 tiếng đồng hồ, thay v́ 3 ngày đi theo tours của hăng du lịch. Khánh Hoài, vợ Thực, làm Giám đốc, ban đầu định đi với chúng tôi, nhưng công viêc của Hoài không thể cho phép, vào giờ chót tôi có ghé văn pḥng du lịch khu Việt nam, thấy Hoài bận lắm, xin cám ơn Khánh Hoài, bạn thân của Thúy Hương … Thật là phục tài bạn thân, đă cùng nhau học một trường Phú thọ, ở chung một cư xá sinh viên Đắc Lộ, ra trường làm chung một Công ty Điện lực và ở chung với gia đ́nh tôi tại đường Cách mạng, cho đến lúc tôi lập gia đ́nh … chuyện nghe như tiểu thuyết … Thấy hai vơ chồng Thực và Khánh Hoài hạnh phúc, vui vẻ, và sẵn ḷng với bạn cũ, cuộc đời nầy có giá trị cao đẹp quá… Xin cám ơn trên…

* Thành phố New York nằm trong tiểu bang New York mà thủ đô là Albany. Gồm 11 vùng chính : Niagara, Chattanqua, Finger Lakes, Central Leatherstocking, 1000 Island, Adirondack, Capital, Saratoga, Hudston Valley, Long Island, và thành phố New York, hay New York City.

* NY city, bao gồm 5 khu vực: Bronx, Queens, Brooklyn, Manhattan, Staten Island. Mật độ 10.000 người một cây số vuông (Thành phố Monaco, mật độ cao nhất thế giới là 30.000 người).

NY city được khám phá bởi ông Giovanni de Verra, người Ư năm 1524. Riêng đảo Manhattan, mua lại của người da đỏ với bánh và đường, trị giá chỉ có 24 đô la. Đảo Manhattan là khu vực xưa và cổ nhất của NY. Người Ḥa lan đă sống đầu tiên tại đây, sau đó đến người Anh. Được thành lập từ năm 1686 măi cho đến 1783 mới thuộc về người Mỹ, dưới thời Tổng thống Théodore Roosevelt, ông nầy sinh tại NY. Ngày nay, NY là khu thương mại quốc tế to lớn đáng kể, có đến lối 50 nhà chọc trời. Cách đây hơn 10 năm, NY dẫn đầu thế giới về số lượng nhà chọc trời, nhưng chỉ có mấy năm trở lại đây, khi Trung quốc vùng dậy,… đáng kể là thành phố Shanghai, ngày nay số nhà chọc trời đă gấp nhiều lần NY, có đến hơn 1000 cái, kinh khủng, và chưa hết đâu, mỗi ngày sẽ có thêm nhiều nhà chọc trời nữa, thế giới vui mừng và lo sợ cho nền kinh tế thế giới …thân hữu nên đi xem …

Những địa điểm đặc biệt trên đảo Manhattan mà chúng tôi đă đi qua chớp nhoáng, chỉ đủ giờ để chụp một vài tấm h́nh kỷ niệm thôi, v́ xe vẫn chạy từ từ đi theo, Thực và Bồ giang có kinh nghiêm làm guide, đă mấy chục lần đưa khách đến đây, nên lợi dụng đèn đỏ, để chúng tôi có th́ giờ cười để bạn Thực vừa chụp h́nh, vừa giải thích lịch sử NY như guide nhà nghề cho đoàn du lịch Khánh Hoài, hôm nay chỉ dành cho hai khách quư từ Pháp đến mà thôi.

Tôi và Denise ngắm cảnh đẹp, tuy là chớp nhoáng, nhưng cỡi ngựa xem hoa, đầy đủ và công phu của cả hai guide nhiệt t́nh, cũng quá măn nguyện lắm rồi, không muốn ǵ thêm nũa, cám ơn Thực và Bồ giang công tử hết ḿnh nhé …

• Đường Broadway, Madison Square Garden, Fifth Ave, Times Square, Wall street, Central Park, Unit Park, Southern Street Seaport, Little Italy, khu Do thái, Pháp, Soho, Chinatown, Central Station, Tunnel Battery Brooklyn, cầu Brooklyn nổi tiếng về kỹ thuật xây dựng bằng sắt, thép sau tháp Eiffel, Rockefeller Center mà mỗi độ Giáng sinh về, cây Christmas Tree lớn nhất thế giới được dựng lên với đèn đủ màu, kế đó là sàn trượt tuyết cho dân chúng vui chơi mùa ḥa b́nh, người viết cũng có dịp ở đây mùa Giáng sinh năm nào...

• Hai nhà chọc trời cao nhất NY thuộc khu nhà băng, WTC, World Trade Center, bị kẻ quá khích đâm máy bay vào, cháy lớn và đă sụp đổ ngày 09/11/2001, hàng ngàn người chết, nay chỉ c̣n một lỗ trống lớn rào lại gọi là Ground Zéro, đang xây cất lại nhà cao hơn. Hiện nay, chỉ c̣n Empire State Building,cao nhất, đến 450m, 185000 mét vuông, thang máy đưa du khách đến tầng 86, hoàn tất năm 1931, ban đêm 30 tầng cuối có đèn chiếu, màu đèn thay đổi tùy mùa, rất đẹp.

• Tượng Nữ thần Tự do, quà tăng của nước Pháp cho Hoa kỳ năm 1884, kỷ niệm sự hợp tác hai nước trong cuộc cách mạng Mỹ. Tượng cao 45 m, đặt trên bệ đá trắng cao 47 thước, đá được đem từ hầm đá ven biển Cassis, gần nơi tôi ở. Bên cạnh tượng, đảo Ellis là nơi dừng chân của người di dân Âu châu sang Hoa kỳ trong những năm 1892-1924.

 

Boston, đại học MIT, Harvard, Hyannnis Kennedy, Cap Cod, Rhode Island ... nhiều lịch sử vùng La Nouvelle Angleterre ...

Năm ngày ở Boston/ Massachusetts và vùng Nouvelle Angleterre là nơi có nhiều lịch sử nhất nước Mỹ từ 350 năm nay và đă mang lại nhiều biến cố ghi nhớ giai đoạn độc lập, giải phóng dân nô lệ da đen Mỹ, cũng là nơi có các đại hoc nổi tiếng. Vài kỷ niệm êm đẹp với gia đ́nh THDL HV Phong/ Quỳnh, và Thành/ Phương Duyên, ngoài điện lực, dễ thương làm sao.

* Năm 1620, lối 3000 di dân Anh trên chiếc tàu Mayflower cặp bến Plymouth... Từ 1930 đến nay, Boston phát triển rất mạnh trên mọi phương diên... Tôm hùm rất nhiều ở vùng nầy.

* Một ṿng thăm Boston lịch sử bằng Trolley 1 tiếng đưa ta về quá khứ, hiện taị và tương lai gọi là City View, Trolley Tours, Experience Boston: Yesteday, Today, Tomorrow, cũng rất bổ ích, qua các nơi: Government center, Faneuil Hall Marketplace, Quincy Market, State House, City Hall, Fleet Center, Freedom Trail, Boston Harbor... dạo thuyền trên hồ ở ngay trung tâm, đi métro theo đường xanh đỏ vàng trắng... Vườn hoa, cây kiểng cắt thành h́nh thù các con thú rất công phu Greens animals, băi biển hoang sơ, biệt thự, casino dọc biển Rhode Island ...

* 1673, đại học Harvard. 1776, George Washington đuổi quân Anh ra khỏi nước.1826, đường xe lửa đầu tiên, nhiều danh nhân đă xuất thân từ đây trong đó có John F. Kennedy, gia đ́nh ở Hyannis, vùng Cap Cod.

* 3 ngày với anh chị Phong học cách sống trầm lặng, tập thể dục mỗi buổi sáng, ăn uống với rau đậu, hướng về cửa Phật để giúp đời là chính, nhưng cũng ăn uống nhà hàng, vui chơi như mọi người, thỉnh thoảng có khách như chúng tôi vừa qua... 3 ngày sau đó với Thành/ Phương Duyên, bà con tôi, th́ trái ngược lại, thịt thà, xe cô, nhà cửa như lâu đài, tối nào chúng tôi cũng ăn nhậu, nhảy đầm đến khuya mới về nhà, gặp lại vài người quen tối dạ vũ với hội Nha/ Y/ Dược sĩ Việt nam tại Boston, ai cũng mời đi ăn... Bốn người bạn, hai lối sống khác nhau hoàn toàn, một diễm phúc cho chúng tôi thấy cái hạnh phúc ở đâu cũng có, do ḿnh mà ra mà thôi...

 

Québec, le Berceau de la Nouvelle France - Di sản văn hoá thế giới ; Đức Mẹ hiện ra ở Sainte Anne de Baupré; Cá voi ngoài khơi Tadouussac…

Trở lại Montréal bằng xe bus Greyhouse từ Boston rất tiện và lại rẻ, chỉ có 6 tiếng là đến nơi, có THDL TH Lượng, NV Thích, và bạn VH Mẫn ngoài Điện lực, đi đón tại nhà xe, không xa Hydro Quebec, nơi làm việc của hai anh Thích và Cần. Rồi vài hôm sau, chúng tôi đi thăm Québec, kinh đô của vùng và trung tâm văn hóa thế giới. Có rất nhiều người Pháp ở đây từ lâu, tiếng Pháp, nhà cửa và cách sống giống như một thành phố miền bắc nước Pháp. Đây là chặng chót đường nối lại ṿng tay xưa … Vài kỷ niệm với bạn bè ngoài THDL thật là hy hữu… TT Vũ, bạn cùng pḥng lúc c̣n ở chung cư xá Đắc Lộ, du học, hiên đang điều khiển một công ty tư nhân to lớn về ngành Environnement, nghỉ phép để cùng Mẫn/ Diễm Thanh lái xe đưa chúng tôi đi Quebec một ngày rồi về, c̣n chúng tôi ở lại đây ba ngày như đă dự trù với Dung, có bạn người Canada tên là Richard Champlain …

* Năm 1608, Champlain, người Pháp xây dựng Quebec, họ buôn bán lông thú vật (fourrures), phát triển mạnh về đóng thuyền, brassserie, tannerie… và Quebec trở nên trung tâm thương mại và Thiên Chúa giáo khá lớn. Từ năm 1629, bị nhiều lần xâm chiếm bởi Anh quốc. Tháng 6/1759, một lực lượng Anh hùng hậu do tướng James Wolfe cầm đầu đă đánh bại quân Pháp của tướng Montcalm tại cánh đồng Abraham mà Richard có đưa tôi ghé thăm. Pháp rút về Montréal. Tháng 4 năm sau, Levis thắng Anh tại Ste Foy, làm chủ Québec, tháng 9 tàu Anh tiếp viện chiếm lại Montréal, La Nouvelle France bi mất. Ḥa ước Paris nhường vùng này cho Anh… 1775, tướng Montgomery của Mỹ tái chiếm Montréal, nhưng sau đó thất bại .

* Viếng thăm thành phố cũ là điểm ưu tiên ở đây: Place d’Armes, Château Fontenac, Terrasse Dufferin, Promenade des Gouverneurs, Rue du Trésor, Basse Ville, Seminaire, Citadelle. Có dạo một ṿng bên trong đại học Laval, nơi đây các bạn Vơ Văn Đạt, Lê Khắc Huy một thời du học và dạy ở đây …

* Ngoại ô Quebec, theo dọc sông Laurent, Côte de Baupré, ta thấy đồi núi, đồng bằng rộng lớn, có con thác Montmorency, mùa đông tuyết phủ rất đẹp, chúng tôi vào cầu nguyện tại nhà thờ Ste Anne de Beaupré, xây cất năm 1658 để tưởng niệm thánh Sainte Anne, Mẹ Chúa Jesus, đây là nơi hành hương lớn nhất miền bắc Mỹ… một phúc đức cho vợ chồng chúng tôi…

* Một chuyến đi xem cá voi bằng tàu lớn khởi hành từ Baie de Sainte Catherine, hay từ Tadousac là một kỷ niệm lạ và đựơc xếp hạng thứ nhất về du lịch là chuyến đi trên du thuyền lối 3 tiếng đồng hồ… Tàu chạy ngang qua Fjord Saguenay để ra khơi, rồi tắt máy, đậu lại, im lặng chờ cá voi nổi lên… trong sương mù thỉnh thoảng đủ loại cá voi nổi lên, phun nước và kêu rất lớn, con to nhất là cá voi màu xanh (baleine blue), gần 6 thước, và rất nhiều cá voi nhỏ màu trắng có tên Bélugas đến gần tàu… Sở dĩ ở đây có nhiều cá voi v́ có nhiều loại tôm nhỏ, là thức ăn chính của cá voi, thích sống nơi đây v́ có sự gặp gỡ của nước ngọt từ sông Laurent và nước biển. Đứng trên bon tàu, trời sương mù và rất lạnh, đưa mắt t́m kiếm cá voi trên mặt nước, tôi cảm tưởng như đang xem phim Le Titanic, lúc thủy thủ chèo thuyền kiếm ngựi c̣n sống sót trên mặt nước đóng băng, trong sương mù, và gió lạnh…

 

Montréal - Marseille, Au revoir, Merci beaucoup, Thanks ...

Hẹn với Australie 12/2005 …

Chúng tôi vẫy tay chào anh chị Thích/ Lượng/ Mẫn, từ giă THDL và bạn bè Montréal bắc Mỹ để đáp chuyến bay về Marseille, từ phi trường Mirabel, bao nhiêu kỷ niệm và t́nh thân hữu đă làm chúng ta gần nhau hơn, có đến với nhau bằng t́nh bạn, ḷng thành, mới hiểu rằng trên đời nầy t́nh bạn hữu thật đẹp bao la… Hoàng và Denise thành thật xin cám ơn tất cả mọi người.

Lúc nào có dịp ghé thăm nước Pháp rất romantique, ngôi nhà Êm Đềm, Domisiladoré, rất hân hạnh được đón tiếp các bạn để tiếp tục ǵn giữ sợi dây thân ái quư hoá nầy.
Niềm hy vọng của chúng tôi là du lịch năm châu bốn bể, ghé thăm những nơi nào có t́nh thân hữu, có bạn bè cũ hay mới, là mục đích của những tháng ngày c̣n lại trong cuộc đời tha hương. Và xin hẹn cuối năm, tháng 12/ 2005, chúng tôi sẽ tái ngộ với các thân hữu và bạn bè ở Australie, xứ kangooru, nhiều điều mới lạ ở Úc châu, vùng Sydney, Brisbane, Canberra, Melbourne... và sẽ viết tiếp chuyên câu chuyên «du lịch thế giới qua t́nh thân hữu khăp nơi».

Xin cám ơn trước các thân hữu Úc đă, hay sẽ hẹn gặp chúng tôi ghé thăm, và rất hân hạnh giữ liên lạc với các bạn cũ và mới qua E mail: hoang.vovan@gmail.com để làm chương tŕnh viễn du Úc châu sắp tới được tốt đẹp cho cả hai bên.

Bao nhiêu vui thú trong chúng tôi, lúc chuẩn bị lên đường cả nửa năm trước, khi biết ở tận bên kia quả địa cầu đang có những người chờ đón nhiệt t́nh…
 

Vơ Văn Hoàng

(Mùa Xuân 2005, Aix en Provence, France)