Bản Tin
THÂN HỮU ĐIỆN LỰC
Số 25

TRONG SỐ NÀY

Thư từ liên lạc

Nguyễn Công Thiuần

Thư cuối năm

Nguyễn Trọng Dzũng

C̣n gặp nhau (Trích liên mạng)

(Thơ) Tôn Nữ Hỷ Khương

Bài phỏng vấn GS NK Nhẫn về điện hạt nhân  Nguyễn Khắc Nhẫn

Viếng bạn miền xa

Sông Đồng Nai

Sung sướng tuổi già (Thơ)

Tràm Cà Mau

Về hưu (Thơ)

Thu Hoa

Chỉ một sát na hơi thở mà thôi

Sương Lam

Người c̣n đó tôi c̣n đây (Thơ)

Sương Lam

T́nh đầu

Hiền Vy

Mạ của con (Thơ- Trích liên mạng)

(Dịch của Susan Schultz) CNB

Bài t́nh thơ tháng sáu (Thơ)

Sương Lam

Louisiana với thành phố New    Orleans                      Lang Thang

Tại sao tôi bị đưa ra Bắc

Nguyễn Trọng Dzũng

Xóm đạo Houston

Nguyễn Phục Hưng

Con gái người dưng

(Trích liên mạng) Hoàng Lan Chi

Đọc báo giùm các bạn

NCT

Dỗ cháu (Thơ)

DLK

Gió mùa thu(Thơ)

Thu Hoa

Chuyện ... lẩm cẩm

Nhiều thân hữu

Tạp ghi i-meo

Nhiều thân hữu

Tạp ghi Hai Hát

Hai Hát

Tấm ảnh năm xưa

 (Thơ)

NMB

Tạp ghi Cậu Năm

Cậu Năm

Tạp ghi Thu Hoa

Thu Hoa

Nhớ về nha Trang Bị (Thơ)

Thu Hoa

H́nh ảnh sinh hoạt

Nhiều thân hữu

T́nh thân hữu bao la

Vơ Văn Hoàng

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Paris-Brussels, Âu châu, 9/2004

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐ Úc châu tại Brisbane, Queensland, Úc, 3/2005

Nhiều thân hữu

Dư âm đại hội họp mặt THĐL tại Montréal, Canada, 7/2005

Nhiều thân hữu

Sổ tay sinh hoạt

Nhiều thân hữu

Chúc mừng

Phân ưu

(Những mẩu chuyện vui buồn thường ngày của một vài thân hữu trao đổi qua vi thư)
 

9 Dec 2004 – D1-Z1 :

... Tôi vừa nhận được email dưới đây gửi từ địa chỉ của anh T1, với một attached file có tên rất hấp dẫn là ”Postcard.zip”. Nhưng đây là một email có chứa virus. Xin các anh chị delete ngay và chớ có mở attached file ra. Nếu đă lỡ mở email ra đọc phần nội dung, nhưng chưa click vô attached file th́ cũng không sao.

Theo tôi biết giờ này anh T1 đang ngồi trên máy bay trở về nhà sau một chuyến đi xa nên chắc chắn anh T1 không gửi email nói trên. Vào dịp lễ lạc này mà nhận được một email với attachment là một post card chúng ta rất dễ bị lọt bẫy.

Đă vậy trong nội dung lại c̣n viết ”++++ Attachment: No Virus found” để gạt chúng ta. Cho nên xin các anh chị cứ giữ vững nguyên tắc: Subject của THDL mà không có tiếng Việt th́ delete ngay không thương tiếc. Tôi thấy chị Lan Phương rất cẩn thận mỗi khi forward một email với subject tiếng Anh, chị đều có thêm 1 câu: ”do LP chuyen” là tôi yên tâm mở ra đọc.

 

13 Dec 2004 – T1-Z1 :

... Chuyện virus này xảy ra khi tôi đi vắng, không check email mỗi ngày, thành ra măi mấy hôm sau đọc thư anh D1 tôi mới biết. Lần này tôi không biết sớm hơn cũng v́ virus từ địa chỉ email của tôi đă chỉ gửi trực tiếp đến inbox của một số thân hữu chứ không phải gửi cho thdl yahoogroups.

Lần trước, có một virus file gửi từ email address của tôi đến thdl yahoogroups, và các thân hữu L Hùng, LQ Tới, NT Dũng, ... cũng đă có lên tiếng. Inbox của tôi cũng nhận được cái virus file này. Trong khoảng một tháng qua, inbox của tôi đă nhận được virus từ địa chỉ email của rất nhiều thân hữu, chẳng hạn NQ Hữu, NTL Phương, LT Tuyển, L Hùng, v.v... nhưng v́ tôi biết là virus files cho nên tôi không ngạc nhiên, và rồi delete hết.

Tôi đă áp dụng biện pháp tạm thời bằng cách reset để tôi [moderator của thdl yahoogroups] sẽ moderate chính tôi [member của thdl yahoogroups], nghĩa là message nào do tôi gửi cho group cũng sẽ phải được chính tôi approve rồi mới chuyển đi. Cách này giải quyết được cho thdl yahoogroups, nhưng sẽ không chận được các virus files gửi thẳng đến các email addresses khác. Nếu điều này c̣n xảy ra ở mức độ đáng ngại th́ tôi sẽ delete toàn bộ address book của tôi. Mỗi thân hữu cũng nên xem lại, nếu email address của ḿnh gửi nhiều virus đi th́ tạm thời nên delete address book.

Hy vọng mọi chuyện đă êm, các thân hữu có thể yên tâm.

 

15 Dec 2004 – D1-Z1 :

... Xin bổ túc thêm về đề nghị “tạm thời nên delete address book” của anh T1 : Thoạt nghe lời đề nghị này th́ hơi ngại, v́ chẳng dễ ǵ mà mỗi chốc có thể lập lại một address book. Delete đi rồi biết bao giờ mới tái lập lại được một address book đầy đủ như cũ???

Thực tế không đáng ngại như vậy. Theo tôi biết Yahoo cho phép chúng ta “export” address book, nghĩa là chuyển address book trong Yahoo vào một text file rồi save trong hard disk. Như thế nếu v́ nhu cầu “lánh nạn virus” chúng ta cần tạm thời delete address book, một thời gian sau, khi yên ổn, chúng ta chỉ việc import trở lại cái text file đó vô Yahoo là toàn bộ address book cũ lại được phục hồi.

Xin mời quư anh chị vào Yahoo Help hoặc click vô cái link dưới đây để được hướng dẫn cách import/ export address book :

http://help.yahoo.com/help/us/ab/impexp/

Xin nói thêm, tôi chỉ biết import/ export trong Yahoo thôi, c̣n các mail server khác như hotmail, AOL th́ tôi không rành.

 

17 Dec 2004 – D1-Z1 :

... Nhân đọc bài của anh PH B́nh viết trong Bản tin 24 trang 133, anh nói "c̣n muốn đi làm măi", tôi xin gửi đến anh và các anh chị bài thơ vui sau đây cóp nhặt được từ trên Internet mà tôi tạm đặt tựa là "Tuần lễ của anh B́nh" :

Thứ hai anh phải đi làm
Thứ ba anh cũng v́ làm phải đi
Thứ tư làm việc nên đi
Thứ năm càng phải vội đi để làm
Thứ sáu anh cũng vẫn ham
Thứ bảy bận quá v́ làm phải đi
Chủ nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi đi làm.


30 Dec 2004 – D2-Z1 :

... Liếc sơ qua BTDL24, tới trang 97 thấy cái h́nh “cặp đôi“ hấp dẫn quá bèn ngừng lại và đọc thấy PH B́nh và Chị Sương Lam quăng bắt những đường thơ “phóng dao“ vô cùng ngoạn mục và dí dỏm - vần điệu rất chỉnh, b́nh trắc êm tai mà ư nghĩa lại hoàn toàn lệch lạc! Cái vui là chỗ đó. Thảo nào PH B́nh miệng cười toe toét, mắt nhắm nghiền không c̣n biết trời trăng mây nước ǵ nữa cả, c̣n Chị Sương Lam th́ cứ như người thừa thắng xông lên ... v́ PH B́nh phóng câu nào là Chị bắt câu nấy, không đứt tay chảy máu, không trầy trụa không xể mặt xể mày. Tuyệt vời!

H́nh ảnh nầy làm tôi nhớ đến cặp song ca Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết ngày nào trong các câu “trong đêm trăng ... tiếng chày khua ... ta hát vang trong đêm trường mênh mang ... vô đây em, dù trời khuya anh sẽ đưa em về“ (thằng cha nào dại dột và đàng hoàng quá vậy hay là cao hơn một nước, tính ăn rồi chạy đây!!)

Hôm nay ngày chót tại sở, tôi tập tễnh phóng một ngọn dao đúng với hoàn cảnh của tôi và tôi gọi là “phóng dao 1“ như trên subject đă ghi với hy vọng sẽ c̣n nhiều ngọn dao bén nhọn hơn do các thân hữu tài ba khác sẽ phóng ra cho đời thêm vui. Muốn hiểu được ngọn dao nầy, xin trở lại cái thời tôi c̣n học lớp nh́ mà Tây nó gọi là “cua mỏ den“ nghĩa là mũi dăi c̣n ḷng tḥng, đầu cổ chưa biết trét brillantine 555 chèm nhẹp, rít chịt, hôi ŕnh, miệng c̣n ham ăn chuối chiên chuối nướng chùm ruột chôm chôm...

Vậy mà trong chương tŕnh - thay v́ chuẩn bị cho tuổi trẻ những hành trang cần thiết để ra đời sau nầy - đàng nầy lại phải học thuộc ḷng những bài thơ cứ gieo ḷng tuổi trẻ một thứ ǵ xa xăm mất mát thương tiếc mông lung, buồn dịu mơ hồ mà ông thầy khoái hơn là học tṛ. (Ngày nay chương tŕnh học tại quê nhà có ǵ khác hơn?) Cũng chính v́ cái học thuộc ḷng đó mà tới nay trên nửa thế kỷ trôi qua tôi vẫn c̣n nhớ được hai câu. Đó là bài “Chiếc Lá Bàng Rơi“ :

Tay ôm chiếc lá vào ḷng
Than ôi! Chiếc lá cuối cùng là đây!

(Trời đất! Sao lại là chiếc lá cuối cùng?! Thật khó hiểu cho tuổi trẻ hỉ mũi chưa sạch! Thảo nào 4 ngàn năm lịch sử mà cứ như mới ngày hôm qua.)

Thân hữu nào ở cái tuổi “Đường chiều bóng ngă” của tôi chắc nhớ ra rồi chớ ǵ? Hôm nay ngày chót tại sở tay tôi cầm cái check cũng với cái cảm giác mông lung đó, bèn nhớ lại hai câu thơ trên và phóng lại như sau :

Tay ôm cái check vào ḷng
Than ôi! Cái check cuối cùng là đây... sao?!
Bái bai
Ê ô rờ voa
Hằng mong có ngày ḿnh lại gặp nhau.


6 Jan 2005 – H2-D1 :

Anh D1 thân, Hôm mùng một tết Tây vừa rồi, nghĩa là tuần trước, các cháu nhà tôi chở vợ chồng tôi đi chơi, tổng cộng gồm 7 người trên chiếc xe SUV của tôi. Chúng tôi đến thành phố nằm giữa SJ và LA nằm trên Highway 101, cách Santa Barbara về phía nam độ 2 giờ lái. Thành phố này có cái tên là San Luis Obispo ǵ đó th́ phải. Tôi đến thành phố này nhiều lần mà không thể nào nhớ được cái tên của nó. Chúng tôi ở chơi đó đến tối mịt mới chịu ra về. Trên đường về “tài xế“ lại miss Exit 41 nên đành rẽ ngang vào một Exit khác, h́nh như Exit 198, hướng tắt trở về Fresno.

Con đường th́ lạ, trời tối om om. Xe đi vào khu vắng vẻ, có khi cheo leo theo triền núi và hết quả núi này đến quả núi kia, lên đèo xuống dốc, không một bóng nhà hay xe. Đường th́ nhỏ, phải chạy với tốc độ chậm v́ quá ngoằn ngoèo, có khi vận tốc chỉ c̣n có 30 miles/giờ, có khi 20 miles/giờ theo bảng chỉ dẫn. Nếu đi ban ngày th́ có lẽ không sợ v́ thấy ḿnh đang ở đâu và cảnh vật chung quanh có thể là đẹp nữa là đằng khác. Ban đêm chỉ c̣n thấy 2 lằn đường. V́ không nh́n thấy hai bên đường nên lúc nào cũng thấy ḿnh như ở bên bờ vực thẳm. Đứa con rể lái, vợ nó ngồi bên cạnh, tôi ngồi ghế ngay sau tài xế. Tôi là người nhát gan nhất trong đám. Tôi cứ đu lên “tay nắm“ trên trần xe, luôn miệng bắt chúng nó đi chậm lại dù là đă chậm. Tôi bắt chúng “ḅ“ và nói “ḅ“ rồi thế nào rồi cũng đến nhà. Cứ “ḅ“ như thế cho bố. Đường đèo cao mà lại trơn trượt v́ mưa. Các đèn báo hiệu “flooded” cứ nhấp nháy bên đường. Đèo ấy dài, dài ngang với đèo 152 nhưng nguy hiểm.

Trong khi ḿnh sợ th́ bọn trẻ vẫn cứ nói chuyện cười đùa b́nh thường làm tôi tự thấy ḿnh già đi nhiều. Nhà tôi th́ nàng ngồi im lặng, không nói tiếng nào. Tôi cứ tưởng nhà tôi can đảm hơn tôi, nghĩa là nàng “trẻ” hơn nên không sợ. Ai dè, nàng c̣n sợ hơn tôi, nghĩa là nàng sợ đến độ không nói được lên lời chỉ c̣n biết nhắm mắt cầu nguyện, nàng kể lại như thế. Cho tới khi xe đi gần hết ngọn đèo cuối cùng, trông thấy đèn thành phố dưới chân, nàng mới thở phào nhẹ nhơm, phát biểu một câu xanh rờn: ”sống rồi!!!” Bọn trẻ cười quá!

Những lúc đó ḿnh mới thấy ḿnh già anh ạ. Nhưng có một điều tôi cứ suy nghĩ măi, ḿnh sợ cho ḿnh và sợ cho chúng nữa, chỉ cần xe trơn trượt v́ lái vào đống nước đóng băng hay bùn sâu hay tránh đá lở ở triền núi là cả nhà xuống vực. Hôm sau đem xe đi rửa ở Gas station, nước xịt rất mạnh mà vẫn không đi hết bùn phủ gần hết thân xe, phải đem xe về nhà rửa thêm cả giờ đồng hồ mới tạm hết bùn.

Anh D1 à, ḿnh không tin vào khả năng của ḿnh, đúng, mà một phần ḿnh không tin luôn cả cái khả năng lẫn tinh thần có thể là vô trách nhiệm, ỷ y, thiếu kinh nghiệm của bọn trẻ nữa. Tôi sợ và bắt chúng lái chậm lại chẳng qua là ḿnh “giầu kinh nghiệm sống” hơn chúng đó thôi. Ḿnh tiên đoán được những ǵ có thể xảy ra mà tránh đi, bọn trẻ th́ không v́ c̣n quá non trẻ.

Cũng như trong thư Giáng sinh của anh gửi cho mọi người, ư anh nói là hồi xưa khác bây giờ nhất là khi phải vượt lên xe khác tại nơi hai lane nhập làm một. Có những trường hợp khác xưa chỉ là do ḿnh nay trầm tĩnh hơn, trưởng thành hơn, kinh nghiệm sống nhiều hơn xưa đó thôi, chứ không phải tại già hơn xưa đâu anh D1 ạ. Anh chẳng có ǵ khác xưa cả v́ chữ “Di Uc“ (Đi Úc) mà anh c̣n hiểu thành “D́ Út“ th́ già thế nào được đây. C̣n trẻ lắm, c̣n ngọ nguậy được lắm đấy. Có cảm tưởng già chăng, ấy là tại v́ cái Medicare nằm trong túi anh đó thôi. Khi anh bắt đầu nhận tiền già th́ anh lại c̣n thấy ḿnh “khác xưa“ nhiều hơn thế nữa.

Anh viết lá thư Giáng sinh năm nay hay và thấm lắm. Tôi cứ phải tự biện minh để cho nó bớt thấm vào ḿnh khi đọc nó. Tôi phải biện minh v́ cái ǵ anh viết đều trúng ư tôi cả. V́ trúng ư nên tôi sợ như tôi sợ lúc các cháu đang lái xe trên con đường đèo hôm Tết vậy. Tôi chưa muốn hát bài ca “Ngày về“ của nhạc sĩ Châu Kỳ gần đất xa trời ấy đâu. C̣n sớm quá...

 

20 Jan 2005 – C1-Z2 :

... Tôi có anh bạn rủ về hưu th́ qua Florida ở. Cách bờ biển 20 miles nên không sợ băo. Đất c̣n rẻ, mua trước (đất thành phố, mỗi lô 10000 SF). Cách West Palm Beach 45 phút lái xe. Nếu ḿnh mua gần gần với nhau th́ về hưu ở cũng vui. Có anh bạn mua rồi, nhưng anh này thích đất rộng 5 mẫu chỉ có 40000, mua vùng xa xa (chắc khu rural area). Tôi thấy có căn nhà nhỏ ở, khỏi phải chăm sóc vườn tược ǵ là khỏe rồi. Chiều chiều ra biển cũng vui nữa, sắm cái ca nô ra xa xa bắt Nghêu Ṣ Ốc Hến về làm nồi soup sea food th́ tuyệt. ... Các anh đă qua Florida rồi phải không? Anh thấy ở đó thế nào? (Vùng Port St Lucie cách Orlando độ 100 miles, cách West Palm Beach 40 miles). Hay là các anh bận cháu chắt nên không muốn đi nữa? ...

 

20 Jan 2005 – T1-C1 :

C1 ơi, Quan niệm và suy nghĩ của moa về lựa chọn chỗ ở là ưu tiên gia đ́nh, rồi tới bạn bè, cuối cùng mới tới thiên nhiên. Florida tương đối rẻ, khí hậu tương đối tốt, nhưng moa không có gia đ́nh ở đó, bạn bè cũng ít... Do đó mà Florida đă không có trên danh sách các options khi moa về hưu.

Lần sau cùng cách đây chừng 4-5 năm, moa đi dự một conference ở Orlando, có ghé thăm nhà NM Hưng (Bác sĩ, em NM Bàng), ở phía NE của Orlando. Hè vừa rồi, băo đi ngang đó, thổi tróc gốc một cây cổ thụ trước nhà Hưng, đập xuống sát một góc mái nhà. Hú hồn!

 

22 Jan 2005 – H2-Z2 :

... Tôi hoàn toàn đồng ư với anh T1 về những điều anh ấy đóng góp. Nay tôi chỉ chia sẻ với các anh vài kinh nghiệm tôi có v́ tôi đi Florida hàng năm. Thời gian tôi ở Florida thường vào tháng 5, 6 hay 7, tức là dịp hè. Nơi tôi ở là Fort Lauderdale, một thành phố du lịch, đẹp, hiền ḥa, băi biển dài, ban đêm t́nh tứ. Ngoài ra chúng tôi đi chơi những vùng lân cận như Miami, và những tỉnh dọc theo bờ biển từ bắc tới nam, sang cả eo biển miền phía Tây của Florida như vùng Tampa hay Pensacola giáp giới với Alabama hay vùng cực nam của Florida cũng là cực nam nước Mỹ là Key West. Tôi nói như thế nghĩa là tôi có “quen biết“ với Florida khá thân.

Tôi xin có vài ư kiến như sau :

Thuận lợi : Florida là vùng đất cho những người về hưu. Một số người lớn tuổi ở vùng Bắc nước Mỹ về đây ở vào mùa đông. Khí hậu nhiệt đới, ấm áp, nhưng ẩm. Mưa nhiều, nên cây cối xanh tươi, nhiều cây cổ thụ to lớn. V́ là vùng nhiệt đới nên có trái cây hoa quả giống VN ta. Có những trang trại của người VN làm chủ xen lẫn với những trang trại của người Mễ hay Cuba. Theo tôi th́ những trái cây ở đây nhiều và to hơn nhưng h́nh như không đậm đà và ngon như ở VN ta. H́nh như thôi!

Ai thích vùng biển th́ Florida thật là nơi lư tưởng. Ngày ngày ta có thể đi tắm, chỉ trừ vào mùa đông. Thật sự nếu các cháu nhà tôi không move về Cali th́ ư tưởng của tôi là về Florida hưởng tuổi già cũng được. Florida nếu có gia đ́nh, bạn bè th́ cũng là nơi ta có thể về đó sống một cách thoải mái. Nay tôi có trở lại đó th́ cũng chỉ là đi chơi ít lâu để hưởng vùng biển một thời gian rồi về. Tôi nghĩ như thế cũng đủ, không cần phải move về đó nữa.

Nhà đất vùng đó c̣n rẻ nếu không thuộc vào vùng "hot". Các anh c̣n có thể đầu tư được như anh T1 nói. Tùy vùng! Từ Florida anh có thể đi cruise để đi du lịch vùng Caribbean hay Cancun của Mễ rất gần. Những thành phố lớn, sinh hoạt tương tự như mọi thành phố ở tất cả mọi nơi trên đất Mỹ v́ nó đă được standard hóa. Nói chung là không có ǵ đặc biệt về sinh hoạt hàng ngày.

Không mấy thuận lợi : Những tháng tôi về đó chơi lại vào mùa mưa, mùa của những trận băo nhiệt đới nên tôi thấy mưa nhiều quá, mưa rất to, rất cuồng nhiệt nhưng lại tạnh mau, ... chứ không âm ỷ mưa phùn như mưa ngoài Bắc nước ta, âm ỷ khó quên ... Bên cạnh mưa là sấm, sét.

Tôi là loại quá thích tắm biển và thuộc loại “điếc không sợ súng“. Đi tắm biển, mỗi khi có chớp nhằng nhằng, dân địa phương họ kéo lên bờ hết, nh́n quanh chỉ c̣n ḿnh tôi “thí mạng cùi“ ở dưới nước đùa với sóng biển. Có lúc mưa tôi cũng cứ bơi. Một lần cả nhà đi tắm biển, trời đổ mưa, cả nhà lên bờ, riêng tôi th́ nhất định không lên. Thằng con rể tương lai cứ đứng trên bờ, gần chỗ tôi tắm. Cả nhà hỏi sao nó không vào trú mưa, nó trả lời nó đứng đó để pḥng khi tôi bị sét đánh th́ nó vớt tôi lên. Nó nói thế thành tôi phải lên bờ và quyết định gả con gái út cho nó. (Cười!) Tôi nói như thế là muốn nói đến việc sét hàng năm giết rất nhiều người ở Florida. Ai cũng sợ, sợ hơn chúng ta ở đây sợ động đất nhiều. Một lần nữa sét đánh cách xe tôi đâu chừng 5 hay 10 mét thôi. Tôi đang lái xe trên xa lộ, trên đường cả nhà đi tắm tại một băi biển khá xa nhà. Trời giông băo bất th́nh ĺnh, ngay bên lề đường, cạnh ngay xe ḿnh một khoảng ngắn, sáng lóa lên rồi nổ một tiếng đùng, không to lắm nhưng làm mọi người giật ḿnh, nh́n ra, th́ ngay trên lề đường, ngay bên hông xe, phía sau, v́ xe vừa chạy lướt qua, một đám khói từ băi cỏ lề đường bốc lên cao khoảng 5, 6 thước. Hú hồn! Ngoài những việc sét đánh xẩy ra, hàng năm c̣n có băo lớn như các anh đă biết.

C̣n đây là chuyện dân t́nh. Cái mà tôi không thấy thoải mái lắm là dân Cuba nhiều quá, đặc biệt là ở Miami. Tất nhiên là tôi không đặt vấn đề chủng tộc ở đây, nhưng h́nh như họ là những dân Cuba tỵ nạn CS đủ mọi thành phần. Họ cũng đến từ một quốc gia nghèo đói và chưa rửa hết được những tập quán của xứ chậm tiến nên có những cái làm ta thấy giống ḿnh quá, nghĩa là đôi khi hơi bực ḿnh v́ sao nó giống ḿnh đến thế, nhất là đầu óc bon chen, giành giật, lại giầu óc ḱ thị nữa. Họ vừa tự ti lại vừa tự tôn một cách không hợp lẽ phải. Nếu anh ở xa vùng Miami th́ cũng không có vấn đề ǵ nhiều. Tôi nói đây là nêu lên một ư niệm thôi chứ việc giao tế hay tiếp xúc bên ngoài th́ cũng c̣n hên xui nữa, người tốt th́ cũng đầy đường mà người làm ta khó chịu th́ cũng lắm. Nếu sống “dĩ ḥa vi quư“ th́ đâu cũng thế thôi, đây không phải là vấn đề lớn trong quyết định về Florida sống. Bên cạnh cộng đồng Cuba th́ có cộng dồng Do Thái nổi bật lên.

Chắc là c̣n thêm vài ư kiến nữa, nhưng sao bây giờ tôi không nhớ được ra ... Thôi th́ cứ tạm đóng góp ư kiến với các anh như thế, đặc biệt với anh C1. Anh C1 ơi, sao anh không nghĩ tới việc sang Mễ sống khi về hưu. Rẻ, vui, thoải mái, họ lại nói được tiếng Anh, những người không nói được tiếng Anh th́ ḿnh lại trở thành “Tây thuộc địa“ của họ, họ phục vụ khá tốt mà lại rẻ nhiều so với Mỹ. Tất nhiên đừng đến những thành phố lớn quá. Crime th́ quá tội. Tôi đă đi đâu khoảng 5, 7 thành phố du lịch của Mễ, dọc bờ biển, từ bắc xuống nam, cũng được lắm.

Tuy nhiên tôi có kết luận với riêng anh C1 như thế này: sống đâu quen đấy. Có gia đ́nh, có bạn bè, có cơm VN, th́ San Jose vẫn là nhất. Cũng là Cali đấy nhưng Los Angeles th́ ồn ào náo nhiệt ... quá, không thích hợp với tuổi già. San Francisco th́ đẹp nhưng chật chội, đắt đỏ. Sống vùng xa xa hay tiểu bang khác th́ lại không có phở ngon ... Lúc về già ta lại hay thèm những cái món ăn dân tộc, những món ăn mà các nhà văn ta như Tản Đà, Nguyễn Tuân hay Thạch Lam, hay một số văn nhân ca tụng. Trên thực tế nó chẳng ngon như các ông ấy nói đâu, có ngon chăng chắc cũng tại v́ thời đó dân ta c̣n đói khổ quá, ăn được như thế th́ đă thấy cần được ghi nó vào lịch sử văn học. Giống như nhà văn Vũ Bằng, có tư bánh đúc, tư đậu rán, mà khen nhặng cả lên. Ấy thế khi về già nhiều khi ta lại thèm những thứ ấy đấy v́ bị các ông văn nhân đầu độc. Lúc đó chạy ra chợ Lion hay Century ăn lại ngon chưa biết chừng...

 

9 Feb 2005 – T7-Z1 :

... Đầu năm khai bút làm một bài thơ “con gà” xin gởi quư thân hữu đọc chơi ba ngày Tết :

Đầu năm con gà
Có rượu có trà
Nhâm nhi tà tà
Khật khưỡng khật khà...
Có cả đàn bà
Ấm cúng cả nhà
........
Thế sự bôn ba
C̣n ta cười khà.


9 Feb 2005 – T4-Z2
:

... Bây giờ tôi đang ngồi tại sở, một ngày như mọi ngày, tự nhiên tôi nhớ đến một câu hát h́nh như là bài Hoa Bướm Ngày Xưa của Nguyễn Hiền “Mùa xuân không c̣n nữa”. Thực ra mùa xuân là mùa của Đất - Trời, luôn luôn vĩnh cữu, hoa vẫn rực thắm, khí hậu vẫn dịu dàng, nhưng đối với con người theo thời gian sự nồng ấm của mùa xuân cũng nhạt dần. Đối với tôi, mùa xuân đă không c̣n nữa sau năm 75, nhưng mùa xuân trước đó bây giờ là những kỷ niệm thật là đẹp và khó phai mờ. Tôi đă từng sống những ngày đầu năm ở nhà quê khi c̣n nhỏ, những ngày Tết ở Hà nội trước khi di cư vào Nam, và ở Sài g̣n, mỗi nơi đều có những hương vị xuân khác nhau, những Tết của những ngày ấu thơ ở nhà quê luôn luôn đậm nét trong tôi, là những h́nh ảnh đẹp và đầy cảm xúc.

Những ngày ở Hà nội, cứ vào chiều 30 Tết tôi đạp xe đạp về những vùng ngoại ô để xem những người dân ở quê sửa soạn ăn Tết, v́ ở đây ḿnh mới thực sự cảm nhận được cái không khí tết nhất. Năm 1953, đoàn Gió Nam ra Bắc tŕnh diễn vào dịp sau Tết ở nhà hát lớn thành phố, lúc đó tôi đă vào tuổi biết mộng mơ, tôi đang học một trường trung học ở đường Trần Hưng Đạo, đoàn Gió Nam cư ngụ ở căn biệt thự xế cửa trường, chúng tôi, những học sinh mới lớn, bỏ học chạy sang để chiêm ngưỡng những nghệ sĩ của đoàn, tôi đă đưa quyển sách để Hoài Trung, Hoài Bắc, Trần Văn Trạch, Lưu Hồng, Lưu B́nh, Mỹ An, Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Duy ... kư tên làm lưu niệm và cũng vào dịp này tôi được nghe lần đầu tiên bài Xuân Tha Hương của Phạm Đ́nh Chương, bản nhạc này làm tôi bồi hồi xúc động và lúc đó cậu bé con là tôi mơ mộng tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh tha hương để ”chiều nay lê gót phiêu du, thầm nhớ xuân về làng cũ”, không ngờ sau đó những mùa xuân kế tiếp của tôi là những mùa xuân tha hương. Tôi c̣n biết bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn của những mùa xuân trong đời nếu có dịp tôi sẽ viết ra.

Bây giờ mỗi khi năm hết tết đến ḿnh không c̣n có cái háo hức như ngày xưa, nhưng trong ḷng chúng ta mỗi người đều có một mùa xuân của riêng ḿnh và trước khi ngừng bút xin cầu chúc các anh các chị vui với mùa xuân của Trời Đất, và nhất là vui với mùa xuân vĩnh cữu của ḿnh v́ mùa xuân này “Xuân tươi măi, xuân chẳng già”...

 

11 Feb 2005 – H2-Z2 :

Anh T4 thân, ... Ở tuổi chúng ta, ít hay nhiều, ta hay hướng về và sống với dĩ văng. Dĩ văng th́ lại thường đáng yêu và đáng nhớ, nhất là nhớ về tuổi thơ, tuổi học tṛ, tuổi của mộng mơ, tuổi của khờ dại vụng về nhưng đầy trong sáng. Những dĩ văng trong lứa tuổi này lại gắn liền với h́nh ảnh nơi chúng ta lớn lên và sống trong thời gian ấy. Có lúc chúng ta đồng hóa những kỷ niệm ấy như một thứ “t́nh tự quê hương“. Đối với tôi và anh, Hà nội có lẽ là nơi chốn mà chúng ta mang nhiều “nỗi nhớ niềm thương“ nhất.

Tôi cũng không thể cắt nghĩa cho chính tôi là v́ lư do ǵ mà tôi thường nhớ nó như thế mặc dù tôi không phải là người Hà nội và cũng chẳng sống với nó bao lâu. Phải chăng Hà nội có cái ǵ khó nói như thế xuất phát từ cái phong cách riêng của nó, mà phong cách riêng của nó là cái ǵ nhỉ, là những nét đặc thù của văn hóa, của lịch sử, của nếp sống, sinh hoạt hàng ngày của thành phố ấy chăng?

Tôi cứ tự nhủ với ḿnh là có dịp tôi sẽ viết một chút ǵ về Hà nội để gửi đến các anh. Tôi không có kỷ niệm về cái Tết Hà nội như anh, nhưng Hà nội chắc chắn có nhiều điều để viết để kể cho nhau nghe, không phải qua những kinh nghiệm bản thân ḿnh th́ cũng có thể là những điều tôi gặt hái được qua sách vở để chia sẻ cùng nhau.

Tôi có một cái Tết trong đời cũng đáng nhớ và đáng ghi lại vài nét về nó lắm, đó là cái Tết ở trại tỵ nạn Kuku, Indonesia, nơi mà anh từng sống như tôi trước đó...

 

11 Feb 2005 – T4-Z1 :

Nhặt được trên Internet: Xin gửi đến Bạn lời cầu chúc vừa đủ, vừa đủ thôi :

Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn Bạn được ngọt ngào
Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ cho Bạn luôn kiên cường
Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ cho Bạn thật sự là người,
Vừa đủ HY VỌNG để cho Bạn được hạnh phúc
Vừa đủ THẤT BẠI để giữ Bạn măi khiêm nhường
Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ Bạn măi nhiệt tâm
Vừa đủ BẠN BÈ để cho Bạn được luôn an ủi
Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của Bạn
Vừa đủ NHIỆT T̀NH để Bạn có thể chờ đợi trong hân hoan
Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan nơi Bạn những chán nản ngă ḷng
Vừa đủ QUẢ QUYẾT để mỗi ngày của đời Bạn sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm trước
Và vừa đủ T̀NH YÊU để Bạn có thể thực hiện tất cả những điều này...

For the New Year
I would like to wish you enough, only enough...
Enough HAPPINESS to lift your spirit
Enough CHALLENGES to keep you strong
Enough SADNESS to keep you human
Enough HOPE to keep you happiness
Enough FAILURES to keep you humble
Enough SUCCESS to keep your perseverance
Enough FRIENDS to help you be merry
Enough WEALTH so you can enjoy a good life
Enough PASSION so you can be purposeful
Enough FAITH to help you overcome setbacks
Enough DRIVE so each day is better than the day before
Enough LOVE so that you can carry out all of the above.


15 Apr 2005 – C3-Z3
:

Canh Gà Thọ Xương ! Ở Huế thủa nọ có một anh quan thực dân tự cho ḿnh là thông thạo tiếng Việt. Một nhà giáo ta lấy cớ đang viết một luận văn bằng tiếng Pháp về tục ngữ, ca dao Việt nam, bèn đến nhờ ngài dịch hộ hai câu thơ sau đây ra thơ Pháp:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Không ngờ, vị quan Tây này nói tiếng Việt th́ tàm tạm, nhưng c̣n lâu mới có thể hiểu hết cái diệu vợi và tinh tế trong tiếng Việt. Bởi thế, nên khi dịch bí chỗ nào ngài lại lấy tự điển ra tra rồi dịch nguyên xi, ví như: "cành trúc" dịch là "roi tre", "la đà" là "con la và con lạc đà", "Thiên Mụ" là "vợ trời", "canh gà" như là"thịt gà nấu nước" và "Thọ xương" th́ thành "khúc xương nấu kỹ". Cuối cùng ngài h́ hục ghép chữ và vần thành một bài thơ đem tặng ông giáo Việt.

Đọc xong ông nhà giáo này nảy ra một ư ngồ ngộ, nên đem "bài thơ" tiếng Tây này nhờ một tay thông ngôn chuyển dịch lại thành tiếng Việt. Rất trung thành với nguyên bản Pháp văn, lại cũng giàu tâm hồn nghệ sĩ, cuối cùng bài thơ trở nên bài thơ lục bát như sau :

Roi tre vun vút vung ra

Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng

Vợ Giời gióng một hồi chuông

Gọi về ăn bát canh xương gà tầu !

Đọc chuyện xưa lại nhớ chuyện nay, cũng chẳng trách anh quan Tây này khi nhớ về một anh "quan phụ mẫu" năm nào, khi được một tay nhà báo ngoại quốc hỏi về Canh gà Thọ Xương chàng bèn dịch ngay : Oh! Chicken soup! ...

 

27 Apr 2005 – T8-Z3 :

... Nhắc tới Bà quẹo cũng hơi buồn v́ cá nhân tôi ở đó cũng hơi lâu. Ngay cả trước khi "T&D" dọn về tôi đă ở đó rồi. Khi đó chỉ là băi đất trống với đám ruộng rau muống. Sau đó làm nền để xây nhà máy SACM mà tôi được may mắn sang Pháp tu nghiệp về cách chạy và ráp máy (!?!?..). Tôi c̣n nhớ có khi dầm mưa cả ngày để lo cho thợ kéo cáp cho kịp ngày ... Sau khi hoàn tất nhà máy, tôi xuống Cần thơ theo đại ca Trầm Đ́nh Thơm và sau đó trở lại Bà quẹo làm việc tại T&D với anh em. Tại đây tôi học hỏi được nhiều không những kỹ thuật mà c̣n cung cách đối xử với người trên kẻ dưới. Khi làm việc tại đây tôi biết thế nào là t́nh anh em và thế nào là tận tụy với công việc, không phải sợ xếp mà v́ trách nhiệm khi thấy các anh em khác thật hăng say và v́ các xếp (tại T&D) rất nhiệt t́nh và đứng đắn ... (Kéo violon để khen xếp NCT và xếp NVN và xếp LTC đấy nhé ...)

Lần đi Nha trang - Đà lạt, tôi nhớ đời. Đêm x́ phé thâu đêm thật khó mà có lại được dù có bạc triệu ... Những đêm gác NDTV cũng vui và Cụ ĐNH (Tom ?) chắc c̣n nhớ tháu cáy của TST. Phải đợi đến hai ngày ĐNH mới dám bắt con tẩy. Nghĩ lại những kỷ niệm thấy vui khôn tả nhưng cũng buồn mênh mông v́ không níu lại được thời gian ... Nhớ nghe lại bài Kỷ Niệm của Phạm Duy ...

Cũng như thường lệ lần này cũng ra quân chậm ... nhưng chậm rồi ... cũng xong, phải không?

 

30 May 2005 – C1-Z2 :

... Tuần rồi tôi bận quá, không phải là bận việc mà là bận suy nghĩ làm sao cuối tuần đi tới Mono Lake được. Số là tôi đă đặt cọc 2 cabins rồi, cả tháng trước, hy vọng là freeway 120 tới ngày đó (xuyên qua Yosemite) sẽ mở. Ai dè đến giờ này mà nó vẫn c̣n đóng. Do đó, tôi phải hỏi mấy ông cố vấn, may mà có ông chuyên đi chơi, ông này mới chỉ đường tôi: cứ lên gần Lake Tahoe, rồi đi freeway khác xuống dưới miền Nam.

Nghe ông cố vấn nói mà tôi phát ớn, v́ phải đi hơn 120 miles nữa, tổng cọng quăng đường dài trên 300 miles. Nhưng tiếc tiền v́ nó không chịu refund nên chúng tôi đi liều cho rồi. Ai dè ông cố vấn nói vậy mà lại hóa hay, v́ đường đi quanh co rất đẹp, trên độ cao 6000 ft c̣n có tuyết, tụi tôi lên con đường đèo trên 8000 ft, thấy phong cảnh quá đẹp. Đi giữa đường th́ ghé "Căn Nhà Xinh" (của người khác), chụp h́nh, sau đó đi tiếp.

Trước khi đi đă học được kinh nghiệm: muốn lái xe mà khỏi buồn ngủ th́ phải uống nước Energy Red Bull hoặc Monster. Quả thật, những lon nước tăng lực này khiến tôi lái xe không buồn ngủ, không đ̣i tắp vào vệ đường làm một giấc như trước.

Lái xe theo scenic drive th́ rất đẹp, đường lên cao quanh co, suối đèo có những hồ nước, mặt hồ c̣n đóng băng dày. Đường này ít xe cộ chạy nên khỏi bị cái nạn mấy xe phía sau bám sát đít xe ḿnh. Dọc đường là những "thị trấn" miền núi nhỏ tí xíu, dân cư từ 100 đến 300 là cùng. Nơi nào may mắn có trên 500 dân đă được coi là lớn rồi.

Tôi và anh bạn thay phiên lái nên cũng khỏe, chỉ tốn thời giờ dừng lại dọc đường chụp h́nh. Khi đến nơi th́ hăy c̣n sớm (đi từ 6 giờ sáng mà), cho nên tụi tôi ghé Bodie, một thành phố thuộc loại "ngoài ṿng pháp luật" hồi xưa để coi cho biết. Thành phố này hơi thịnh vượng có đến cả 10000 dân, bây giờ chỉ c̣n vài ba người ranger coi giữ. 100 năm về trước là nơi đă kiếm ra vàng (trên 100 triệu đô la hồi đó), mà sau 1932 bị hỏa hoạn, nên bỏ hoang cho đến giờ.

Đến Mono Lake vẫn c̣n sớm nên đi coi Tufa, những h́nh thể do Limestone tạo nên, lại c̣n dư th́ giờ nên coi những cái hồ lân cận. Điều lạ nhất là Mono Lake có nước mặn hơn nước biển đến 250%, trong khi những hồ cách đó 15 miles lại là hồ nước ngọt.

Anh D1 nói đúng, ở Mono Lake chả có nơi nào ăn được. Tôi hỏi bà chủ quán ăn nơi tôi mướn cabin, ngay trước mặt họ. Khi ḿnh hỏi "tối nay có món clam chowder không?" th́ bà ấy trả lời: "Chắc là có, bởi ngày qua nhà hàng vừa nấu món ấy mà". Nghe như vậy tụi tôi hoảng quá nên kiếm nơi khác ăn. Tại June Lake cách đó khoảng 15 miles th́ khung cảnh khác hẳn, du khách nhiều quá, quán ăn đông nghẹt.

Có điều ở đêm tại Mono Lake th́ thích hơn, v́ ít người, khung cảnh yên tĩnh, buổi chiều ra bờ hồ, lúc mặt trời lặn, phong cảnh đẹp lắm. C̣n buổi sáng, khi mặt trời sắp lên, tôi đă ra bờ hồ để chờ xem mặt trời mọc rồi. Từ lúc mặt trời ló dạng đến khi lên hẳn, chưa đến 10 phút, mà khung cảnh mặt hồ biến đổi rất nhanh.

Chỉ tiếc là trời lạnh (nước chắc cũng lạnh) nên tuy mang theo quần tắm, mà tôi "quên" không tắm thử cho biết, v́ thấy h́nh người ta nằm trên nước, nổi dễ dàng. Có điều tắm vào lúc 8 giờ tối th́ liều quá, c̣n 6 giờ sáng th́ cho tiền cũng không dám xuống, v́ "lạnh hơn nước đá" (trên núi tuyết c̣n nhiều mà).

Đă vậy bà xă lại c̣n chơi ác, sáng đ̣i ăn phở. Lấy đâu ra phở ở cái xứ này. Thế là lần đầu tiên tôi ch́u vợ bằng cách "anh dũng" lái xe "không nghỉ" gần 150 miles để tới được tiệm phở ở Reno. Lại phải uống nước tăng lực để cầm cự cho khỏi buồn ngủ. Tới nơi sớm quá tiệm phở chưa mở, thôi đành vào Casino coi người ta đánh bài, kéo máy cho rồi. Ăn buffet ở Silver Legency th́ "hết chỗ chê", có điều ăn xong th́ có uống bao nhiêu lon nước tăng lực th́ tôi cũng vẫn buồn ngủ như thường.

Trên đường về lại c̣n ghé qua Brenwood để hái cherries, có điều cherries bị mưa nhiều quá nên không ngon, để về San Jose cho rồi. Con đường Vasco hồi xưa vắng vẻ, bây giờ nhà cửa mọc lên rất nhiều, thành phố Livermore bao gồm khu đó luôn.

Về tới nhà th́ thuốc tăng lực đă hết hiệu nghiệm, cho nên tôi ngủ như chết, sáng dậy ăn qua loa "tô phở tàu bay", rồi lại ngủ tiếp, đến giờ mới có dịp viết thăm các anh.

Đọc bài của anh NGH, thấy anh viết: "Nằm nghe nước suối chảy róc rách", ḿnh có cảm tưởng tiếng nước suối rất là êm đềm, romantic. Đến khi tới cabin, ở cạnh con suối nhỏ, bề ngang chưa đầy 1 mét (2 feet là cùng), vậy mà nước chảy ồ ạt, nghe rầm rầm đấy anh ạ. Người nào khó ngủ chỉ có nước thức trắng đêm. Sáng hôm sau, dọc đường lên Reno, dọc theo con suối lớn, nước chảy như là "nước lụt".

... Có lẽ mùa Thu đi đến lại nơi đó th́ lá vàng, đỏ cũng đẹp lắm, không thua ǵ New England...
 

Nhiều Thân Hữu